Bà Phạm Vũ Thị Bích Đào, Chủ tịch tổ chức phi chính phủ Assorv (kiều bào Pháp), vừa có thư gửi UBND TP Đà Nẵng, bày tỏ thắc mắc việc Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Hoa Mai - nơi tổ chức này tài trợ tiền, vừa qua đã tạm đóng cửa, để 50 em mồ côi về nhà.
Theo trình bày, ngày 8/2 một thành viên của Assorv mang quà đến cho các em nhỏ của Hoa Mai (đóng tại quận Ngũ Hành Sơn), mới hay Trung tâm không có trẻ ở nội trú. Lãnh đạo Trung tâm giải thích việc này nhằm tránh tụ tập đông người và để đơn vị y tế dự phòng phun thuốc phòng tránh dịch bệnh.
Tuy nhiên phía Assorv cho rằng, Trung tâm phải là nơi ăn, ở thường trực của trẻ mồ côi, bởi các cháu được nhận vào vì không có nơi trú thân và không có gia đình. Nếu gia đình đón về thì "phải xét lại gia cảnh".
Bj BPYxig" alt="*">
Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Hoa Mai cho các trẻ ở nội trú về nhà hai tuần qua. Ảnh: Nguyễn Đông.
Trung tâm cũng không thông báo việc cho trẻ về nhà với Assorv. Do đó, tổ chức này sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp lây lan virus corona trong cơ sở Hoa Mai, khi các cháu trở lại nội trú; đồng thời yêu cầu phải có bác sĩ đến khám, cho phép sinh hoạt cộng đồng thì Hoa Mai mới mở cửa trở lại.
Bà Trần Thị Ngọc Anh - Phó giám đốc Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Hoa Mai, cho biết trung tâm ra đời 18 năm nay, nhận nuôi 50 trẻ mồ côi ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Hội Assorv nhận tài trợ cho trung tâm với mức một triệu đồng/cháu/tháng.
Tết Nguyên đán vừa qua, các cháu được cho về nhà ăn tết với người thân. Ngày mùng 6 Tết (30/1), các cháu tập trung về nội trú đi học thì Sở Giáo dục Đào tạo Đà Nẵng thông báo cho học sinh nghỉ học từ thứ hai (3/2), để tránh tập trung đông người phòng lây lan dịch corona.
"Các em nội trú ở Trung tâm mồ côi nhưng đều có người thân chứ không phải không có nơi nương tựa", bà Anh nói và cho biết vào các dịp nghỉ hè, nghỉ Tết các em đều được cho về nhà chơi. Khi nghe tin về dịch bệnh, nhiều người thân đã đến xin cho các cháu về nhà thêm ít ngày cho an toàn.
Xs OCMTx ZWGg" alt="*">
Cán bộ trung tâm dọn vệ sinh nhà bếp, nhà ăn để đón trẻ trở lại. Ảnh: Nguyễn Đông.
Nhận định "nếu các cháu ở lại cũng nguy hiểm" và "Trung tâm phải phun thuốc khử trùng vào thứ 6", nên lãnh đạo cơ sở Hoa Mai đã cho các cháu về nhà ngay khi vừa về lại Trung tâm.
Bà Anh nhận khuyết điểm khi không báo cho tổ chức tài trợ, và cho biết những ngày qua, Trung tâm đã vệ sinh phòng ở, nhà bếp, nhà ăn,... để bắt đầu đón trẻ trở lại từ 14/2. "Chúng tôi sẽ cho các cháu kiểm tra y tế tại địa phương và khi về Trung tâm sẽ được đo thân nhiệt", bà Anh nói thêm.
Ông Nguyễn Văn An, Phó giám đốc Sở Lao đông Thương binh Xã hội Đà Nẵng, cũng xác nhận các em vào nội trú ở cơ sở Hoa Mai chủ yếu là mồ côi một bề (mất cha hoặc mẹ) và hộ nghèo, nên khi về lại gia đình đều có người trông giữ chứ không phải trẻ bị bỏ rơi, không nơi nương tựa.
"Chúng tôi đồng ý việc Trung tâm cho các em về để tập trung phun thuốc khử trùng. Việc phòng chống virus corona là quan trọng", ông An nói.
Danh sách 5 trại trẻ mồ côi tại Hà Nội (Cập nhật 2022) - Volunteer For Education
50.000+ tình nguyện viên từ 2013
15+ điểm dự án triển khai
An toàn tuyệt đối
Trại trẻ mồ côi hay cô nhi viện ở nước ta thường được gọi là nhà tình thương, mái ấm tình thương. Đây là những cơ sở mở ra nhằm thu nhận, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em mồ côi. Các bạn nhỏ có cha mẹ người thân đã mất, bị bỏ rơi hoặc mất nguồn nuôi dưỡng).
Mặc dù nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước và chính quyền địa phương để có đủ điều kiện chăm sóc trẻ mồ côi, song các mái ấm tình thương vẫn thường ở trong trạng thái thiếu thốn về tài chính, đồ dùng và cơ sở vật chất. Nếu bạn có mong muốn ủng hộ hoặc làm từ thiện thì các trại trẻ mồ côi sẽ là điểm đến phù hợp và ý nghĩa.
Dưới đây là danh sách cập nhật năm 2022 gồm địa chỉ và phương thức liên hệ tới 5 trại trẻ mồ côi cần sự ủng hộ từ các tổ chức thiện nguyện.
Công ty BGA tại Việt Nam trao tặng đồ dùng học tập cho các em học sinh tại Trung tâm Bảo trợ xã hội IV Hà Nội
1. TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI IV HÀ NỘI
Trung tâm Bảo trợ xã hội IV Hà Nội là đơn vị trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội với chức năng thu nhận, quản lý, nuôi dưỡng và giáo dục các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội. Các đối tượng được cơ sở tiếp nhận bao gồm: trẻ em mồ côi bị mất nguồn nuôi dưỡng, người lớn và trẻ lang thang xin ăn, tàn tật trong Hà Nội.
Địa chỉ Trụ sở chính: Thôn Cầu Bã, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Cở sở 2: Thôn Xuân Khanh, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội Liên hệ
Chương trình “Ngày chủ nhật yêu thương tháng 11-2022” tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội 3 Hà Nội
2. TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI III HÀ NỘI
Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội là cơ sở trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội, tiền thân là Trung tâm Nuôi dưỡng người già cô đơn Hà Nội. Sau 30 năm hoạt động, trung tâm đã chăm sóc hơn 1500 trẻ mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng và người già cô đơn không nơi nương tựa.
Đã có hơn 500 em nhỏ mồ côi đã lớn lên dưới sự nuôi dưỡng của trung tâm, được gia đình thứ hai nhận nuôi, có việc làm ổn định và hàng năm vẫn luôn về thăm mái nhà tuổi thơ của các em. Hiện nay, trung tâm đang chăm sóc cho tổng cộng 180 người cao tuổi và trẻ em.
Địa chỉ Trụ sở chính: Số 3 TDP 3 Miêu Nha, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội Cơ sở 2: 43/42 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Cơ sở 3: 106 Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội Liên hệ
Lớp tiểu học hè 2022 tại Làng trẻ em Birla Hà Nội
3. LÀNG TRẺ EM BIRLA HÀ NỘI
Được thành lập từ năm 1987, Làng trẻ em Birla Hà Nội là nơi cư trú của rất nhiều trẻ mồ côi ở mọi lứa tuổi. Trong 20 năm kể từ khi thành lập, Làng trẻ em Birla đã nuôi dạy hơn 200 trẻ mồ côi. Hầu hết các em đều mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc mồ côi cha hoặc mẹ (người còn lại ốm đau, tàn tật không có khả năng nuôi con), ở trong độ tuổi từ 2 đến 12 . Ở đây trẻ em được nuôi dạy theo mô hình gia đình: có mẹ, anh, chị, em. Việc đi học đúng độ tuổi của các em vẫn được đảm bảo, có các trung tâm hè để học các kỹ năng chuyên môn và các hoạt động văn hóa và thể thao.
Kinh phí nhà nước cấp cho các hoạt động của Làng trẻ em Birla còn rất ít so với mức sống của xã hội, trẻ em mồ côi ở đây còn thấp còi do suy dinh dưỡng. Khi các em đến tuổi đi học, khó khăn lại nhân đôi do thiếu quần áo, sách vở, đồ dùng học tập.
Địa chỉ Số 4 phố Doãn Kế Thiện, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Liên hệ
Buổi học cờ vua của các bạn nhỏ Làng trẻ em SOS Hà Nội cùng các bạn ở CLB Chess the Virgin Rainbow (2022)
4. LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI
Làng trẻ em SOS Hà Nội là một trong hai Làng trẻ em SOS đầu tiên được thành lập theo thỏa thuận ký kết giữa Bộ Lao động và Thương binh và Xã hội và Làng trẻ em SOS Quốc tế. Cho đến nay, Làng trẻ em SOS Hà Nội đã có hơn 500 lượt chăm sóc, trợ giúp trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Từ mái ấm này, hơn 300 trẻ em mồ côi đã lớn lên và sống tự lập, 222 em được chăm sóc, đùm bọc dưới bàn tay của mẹ, dì, cán bộ, trưởng thôn.
Làng trẻ em SOS Hà Nội không chỉ chăm lo cho các em học tập tốt mà còn rất coi trọng việc đào tạo, phát huy và phát triển năng khiếu của từng cá nhân. Làng thường xuyên tổ chức các khóa học, câu lạc bộ năng khiếu, tạo điều kiện để trẻ em phát huy năng khiếu và trưởng thành toàn diện. Nhiều em đã đạt giải lớn trong các cuộc thi tài năng như vẽ tranh, cờ vua, cờ tướng …
Liên hệ Lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Đống Đa (2022)
5. NHÀ NUÔI DƯỠNG TRẺ EM HỮU NGHỊ ĐỐNG ĐA
Trung tâm Trẻ em Hữu nghị Đống Đa thuộc quyền quản lý của Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa. Nhà nuôi dưỡng trẻ em Hữu Nghị Đống Đa là mô hình nuôi dạy, quản lý và chăm sóc trẻ mồ côi dưới hình thức trường nội trú. Đối tượng được hỗ trợ là trẻ em từ 5 đến 15 tuổi mồ côi, bị bỏ rơi hoặc không có nguồn nuôi dưỡng, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn quận Đống Đa.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, còn nhiều khó khăn nhưng trung tâm nỗ lực và cố gắng không ngừng. Trung tâm Trẻ em Hữu nghị Đống Đa đã nuôi dạy và chăm sóc nhiều thế hệ, từ trẻ mồ côi đến những người có ích cho xã hội, cán bộ nhà nước, giáo viên, ca sĩ, nhà thiết kế thời trang… Trung tâm Trẻ em Hữu nghị Đống Đa nuôi dưỡng các em nhỏ về cả thể chất và tinh thần. Sự chăm sóc toàn diện giúp các em mồ côi trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội.
Liên hệ
Để tối ưu ngân sách và công sức, các doanh nghiệp có thể tìm và phối hợp với các tổ chức thực hiện hoạt động cộng đồng. Volunteer for Education là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm triển khai các dự án tình nguyện tại miền núi phía Bắc, nơi cần nhận nhiều sự hỗ trợ. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ hotline:0705-081-088