Hồi hộp tim đập nhanh trong vòng vài phút hay chỉ vài giây thoáng qua không đơn giản chỉ là những biểu hiện của cảm xúc nhất thời, mà là dấu hiệu của một vấn đề tim mạch nghiêm trọng. Hiểu được nguyên nhân của tình trạng này sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời và điều trị có hiệu quả tốt hơn.
Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải cảm giác hồi hộp tim đập nhanh hay đánh trống ngực một vài lần trong đời. Đôi khi, bạn cũng có thể cảm giác tim mình như bỏ lỡ mất một nhịp tim. Tình trạng này thường là vô hại và không có gì cần lo lắng nếu sức khỏe của bạn vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.
Bạn đang xem: Cảm giác hồi hộp tim đập nhanh
Các triệu chứng trên chỉ nguy hiểm khi chúng xuất hiện thường xuyên hoặc đi kèm với một số biểu hiện khác như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, đau thắt ngực... Lúc này, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề tim mạch nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây hồi hộp, tim đập nhanh ngoài tim
Lo lắng, căng thẳng
Hồi hộp, tim đập nhanh có thể xuất hiện khi cơ thể có sự tăng đột biến hormone adrenaline – loại hormone được cơ thể tiết ra khi bạn đang trong trạng thái lo lắng, sợ hãi hoặc phấn khích.
Bởi vậy, nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, hãy cố gắng giải tỏa bằng các kỹ thuật thư giãn như yoga, nghe nhạc, làm những gì bạn thích và gác lại những lo lắng từ công việc, cuộc sống.

Stress là một nguyên nhân gây hồi hộp tim đập nhanh
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không phù hợp, chẳng hạn như ăn quá cay, uống quá nhiều cà phê, rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích khác cũng là nguyên nhân gây ra hồi hộp, tim đập nhanh. Do đó, hãy tự xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu, cà phê và thuốc lá.
Thuốc
Hồi hộp, tim đập nhanh cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc xịt hen suyễn, thuốc điều trị tuyến giáp, thuốc cảm cúm... Khi gặp các triệu chứng này, bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ về việc thay loại thuốc mới.
Thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh
Tim đập nhanh khó thở cũng có thể là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian người phụ nữ mang thai hoặc thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, đây chỉ là sự thay đổi tạm thời và không đáng lo ngại.
Bệnh tật và các vấn đề sức khỏe
Một số điều kiện có thể khiến tim đập nhanh hơn, gây ra tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực là:
- Bệnh cường giáp
- Hạ đường huyết
- Thiếu máu
- Huyết áp thấp
- Sốt cao trên 38 độ C
- Mất nước
- Bệnh tim mạch
Hồi hộp, tim đập nhanh - dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim
Nếu bạn cảm thấy tim đập nhanh, hồi hộp thường xuyên hoặc các triệu chứng đi kèm như chóng mặt, đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở… bạn cần đi bệnh viện chuyên khoa tim mạch để kiểm tra sớm. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc vấn đề về nhịp tim, trong đó phổ biến là nhịp nhanh trên thất (SVT) hoặc rung nhĩ, rối loạn thần kinh tim.

Hồi hộp, tim đập nhanh có thể là biểu hiện của một rối loạn nhịp tim nghiêm trọng
Nhịp nhanh trên thất (SVT)
Nhịp nhanh trên thất là một dạng rối loạn nhịp tim gây ra các nhịp tim nhanh bất thường nằm ở phía trên tâm thất (buồng dưới của tim). Nhịp nhanh trên thất thường không nguy hiểm nhưng nếu nó thường xuyên xuất hiện và thời gian diễn ra kéo dài, bạn cần đi khám chuyên khoa tim mạch để được điều trị.
Rung nhĩ
Rung nhĩ là bệnh thường gặp nhất trong các dạng rối loạn nhịp tim. Tại nước Anh, rung nhĩ gây ra nhịp tim nhanh ở trên 800.000 người, thường gặp nhất ở những người trên 55 tuổi. Rung nhĩ là tình trạng tâm nhĩ (buồng trên của tim) đập nhanh và hỗn loạn, khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, khó thở và rất mệt mỏi. Rung nhĩ thường không đe dọa tính mạng người bệnh ngay nhưng lâu dài có thể thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như huyết khối, đột quỵ vì vậy cần được theo dõi và điều trị sớm.
Rối loạn thần kinh tim
Hồi hộp, tim đập nhanh là triệu chứng thường gặp nhất ở người bị rối loạn thần kinh tim, rối loạn thần kinh thực vật hay rối loạn lo âu. Đây là một dạng rối loạn về hệ thần kinh điều khiển nhịp tim, gây ra các biểu như một bệnh tim, khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, bồn chồn, bất an, lo sợ bị đột quỵ, tuy nhiên khi đi khám lại không hề có tổn thương thực thế tại tim nên không được điều trị phù hợp. Điều này góp phần tạo nên vòng xoáy bệnh lý, là nỗi bất an của người bệnh, gây ảnh hưởng tới chất lượng sống của bản thân họ và gia đình của họ.
Các rối loạn nhịp tim khác
Ngoài các dạng rối loạn nhịp kể trên thì những người bị ngoại tâm thu, tim bỏ nhịp, nhịp nhanh thất, nhịp nhanh xoang, rối loạn nhịp tim… cũng thường có triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh kèm theo khó thở, mệt mỏi, bồn chồn, lo âu cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng huyết khối, đột quỵ, suy tim.
Bất kỳ một dấu hiệu nào của bệnh tim mạch đều không thể coi thường, ngay cả với những triệu chứng đơn giản như cảm giác hồi hộp tim đập nhanh. Bạn nên sắp xếp thời gian để có thể đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Thường xuyên khám định kỳ sức khỏe sẽ giúp bạn sàng lọc bệnh tật nguy hiểm, đặc biệt là bệnh lý về tim mạch.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Tham khảo: www.nhs.uk/conditions/Heart-palpitations/Pages/Introduction.aspx


Hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm, tôi được tiếp xúc và đồng hành với hàng ngàn bệnh nhân tim mạch, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, sỏi mật, run chân tay. Tôi thấu hiểu nỗi lo lắng, sự khó khăn, những rào cản trong cuộc sống của họ. Cùng với đam mê viết, ý thức trách nhiệm với những thông tin mình cung cấp, tôi luôn nỗ lực tạo ra những bài viết giá trị nhằm cung cấp kiến thức hữu ích về bệnh tim mạch, tiểu đường, run chân tay.
Các bài viết của tôi đều được tham khảo từ các trang web y khoa chính thống của Mỹ, Anh, Canada... và được tham vấn bởi các chuyên gia đầu ngành tim mạch học, thần kinh học, gan mật học để đảm bảo thông tin chuẩn xác nhất.
Hiện nay, tôi đang làm trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website dongtay.net.vn
Chắc hẳn ai cũng có thể trải qua ít nhất một lần có cảm giác tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng về một vấn đề nào đó. Khi bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng, cơ thể sẽ phản ứng làm tăng nhịp tim. Cụ thể dấu hiệu của tình trạng này như thế nào và hướng dẫn cách điều trị sẽ được bác sĩ chuyên khoa giải đáp.

Tim đập nhanh hồi hộp là bệnh gì?
Trong cuộc sống, chắc hẳn đôi lần bạn trải qua cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh. Tình trạng này thường không đáng ngại nếu là biểu hiện cảm xúc nhất thời và sức khỏe bạn vẫn bình thường.
Tuy nhiên, nếu triệu chứng đó xảy ra thường xuyên kèm theo tình trạng chóng mặt, đau ngực, khó thở, căng thẳng, lo lắng… có thể tiềm ẩn dấu hiệu bệnh tim mạch, rối loạn lo âu… cần được chẩn đoán và can thiệp sớm. (1)
Tình trạng tim đập nhanh hồi hộp phổ biến như thế nào?
Cảm xúc lo lắng, hồi hộp trong cuộc sống có thể là điều rất bình thường, đặc biệt là trong những tình huống căng thẳng, như: phỏng vấn xin việc, nói chuyện trước công chúng hoặc đi máy bay,… Hầu hết, những trường hợp tim đập nhanh này đến và mất đi nhanh chóng.
Nếu một người có cảm giác lo lắng thường xuyên hoặc trong thời gian dài, hãy đến thăm khám bác sĩ vì có thể mắc chứng rối loạn lo âu hoặc rối loạn hoảng sợ. Điều trị bằng thuốc, dùng liệu pháp hoặc kết hợp cả hai có thể giúp giảm các triệu chứng cho người bệnh.
Triệu chứng khi tim đập nhanh, hồi hộp
Các triệu chứng của tim đập nhanh hồi hộp, bao gồm:
Cảm giác phập phồng: Một số người cảm thấy phập phồng, bồng bềnh trong lồng ngực. Nhịp tim không đều: Cảm giác như tim bỏ qua một nhịp hoặc đập lạc nhịp; nhịp tim dường như tăng nhanh và chậm lại; đôi khi như thể tim ngừng đập trong 1 giây hoặc 2 giây. Tim đập thình thịch trong lồng ngực là một trong những triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộpNguyên nhân gây tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng
Lo lắng là một phản ứng căng thẳng đối với một mối đe dọa nào đó, có thể thực tế (ví dụ: một cơn bão đang ập đến,…) hoặc được hình thành trong tâm trí (ví dụ: một đứa trẻ lo lắng về một con quái vật dưới gầm giường,…).
Song tác động của sự lo lắng không chỉ ảnh hưởng đến tâm trí, mà còn kích hoạt hệ thống thần kinh tự chủ (ANS) của cơ thể. ANS điều chỉnh các chức năng của tim, phổi, hệ thống tiêu hóa và các cơ khác nhau trên khắp cơ thể. Khi gặp một tình huống gây lo lắng, hệ thần kinh tự chủ (ANS) được kích hoạt, một loạt các phản ứng trong cơ thể xảy ra, bao gồm cả giải phóng một số hormone nhất định (như adrenaline), hormone này sẽ làm tăng nhịp tim.
Phản ứng với căng thẳng và lo lắng sẽ khác nhau ở mỗi người. Điều khiến người này lo lắng có thể có tác dụng ngược lại với người khác (ví dụ: một người sợ hãi khi nghĩ đến việc hát trước đám đông, nhưng với những người khác thì vui vẻ đứng dậy và hát một bài hát bất kỳ). Nếu đang ở trong một tình huống lo lắng, tim đập nhanh chỉ là một dấu hiệu cho thấy ANS đã bắt đầu hoạt động. Ngoài tim đập nhanh, các triệu chứng thể chất khác có thể xuất hiện, bao gồm: thở nhanh, đổ mồ hôi, căng cơ, run sợ, các vấn đề về dạ dày – ruột, cảm thấy kiệt sức… (3)
Tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng kéo dài bao lâu?
Tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng thường biến mất trong vòng vài phút; có xu hướng bắt đầu đột ngột và kết thúc nhanh chóng. Trường hợp tim đập nhanh tái phát do lo lắng, bác sĩ có thể chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu (lo lắng quá mức ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi làm, đi học hoặc gặp gỡ bạn bè).
Tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp có nguy hiểm không?
Nếu tim đập nhanh, biến mất trong vòng vài phút hoặc xảy ra không thường xuyên, thì những hiện tượng này có thể liên quan đến sự lo lắng và ít nguy hiểm. Gần như tất cả mọi người đều trải qua cảm giác lo lắng một vài lần trong đời. Một trái tim khỏe mạnh có thể chế ngự được cảm xúc lo lắng và căng thẳng thường xuyên.
Nhưng với người bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành hoặc suy tim, khi có triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, cần thăm khám với bác sĩ bởi trong những trường hợp này, lo lắng làm nhịp tim nhanh sẽ gây đau ngực, khó thở. Những người mắc một số bệnh tim có thể dùng thuốc theo toa để giữ cho nhịp tim ở mức ổn định. Các loại thuốc này giúp phòng ngừa nhịp tim nhanh bất thường nếu chẳng may người bệnh gặp một tình huống gây sợ hãi.
Căng thẳng và lo lắng mạn tính không tốt cho tim và sức khỏe nói chung. Vì vậy, chúng ta không nên để tình trạng này kéo dài. Nếu không điều trị có thể làm tăng huyết áp, giảm chất lượng giấc ngủ.
Hồi hộp, lo lắng thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạchPhương pháp chẩn đoán tim đập nhanh hồi hộp
Bác sĩ tiến hành khai thác bệnh sử và chỉ định người bệnh thực hiện một số kiểm tra để loại trừ các tình trạng khác trước khi chẩn đoán tim đập nhanh do lo lắng, như nghe tiếng thổi hoặc các âm thanh khác trong tim. Ngoài ra, bác sĩ còn khai thác các tiền sử bệnh, triệu chứng, lối sống (uống rượu và cafein…), các loại thuốc hiện tại đang uống,…Bên cạnh đó, một số chẩn đoán khác cũng có thể được sử dụng để xác định tình trạng tim đập nhanh có liên quan đến lo lắng hay không.
X-quang ngực để xem xét tình trạng tim và phổi; Siêu âm tim để kiểm tra chức năng, cấu trúc tổng thể của tim; Kiểm tra nhịp tim bằng điện tâm đồ; Điện tâm đồ gắng sức để đánh giá hoạt động của tim khi gắng sức; Theo dõi Holter để ghi lại hoạt động của tim trong thời gian dài (một hoặc nhiều ngày); Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu, tình trạng rối loạn điện giải, rối loạn chức năng tuyến giáp…Cách điều trị tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng
Sau khi xác nhận tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng, tùy theo tình trạng của mỗi cá nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Các tùy chọn bao gồm: liệu pháp tâm lý, thuốc hoặc vật lý trị liệu. (4)
1. Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý giúp xác định và điều trị các kiểu suy nghĩ của bản thân nhằm mục đích tạo ra phản ứng tích cực đối với nỗi sợ hãi, từ đó giải tỏa lo lắng cho người bệnh.
2. Thuốc
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị giảm bớt căng thẳng tùy vào bệnh lý nền của mỗi bệnh nhân.
3. Vật lý trị liệu
Người bệnh cần hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình, tự tập luyện để kiểm soát bản thân, tránh rơi vào trạng thái lo lắng quá mức.
Xem thêm: Status kỷ niệm 100 ngày yêu nhau, kỷ niệm 100 ngày yêu nhau
Tuy nhiên, những kỹ thuật này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, điều quan trọng là người bệnh nên trao đổi trước với bác sĩ để thảo luận về các lựa chọn điều trị.
Cách phòng tránh và kiểm soát tim đập nhanh, hồi hộp
Không thể ngăn chặn hoàn toàn chứng tim đập nhanh, hồi hộp do lo lắng nhưng có thể giảm tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh bằng đúng cách: