Cách làm cóc ngâm có vị chua, ngọt hòa quyện cùng một chút cay đầu lưỡi được nhiều người ưa thích. Không cần khéo tay lắm đâu, các bạn cũng có thể tự làm cho mình món ăn vặt đầy hấp dẫn này. Cùng bắt tay vào làm ngay nhé!


1. Cách làm cóc muối đường chua ngọt dễ ăn2. Cách làm cóc ngâm nước mắm đậm đà hương vị3. Cách làm cóc non ngâm để được lâu ngày nhất

1. Cách làm cóc muối đường chua ngọt dễ ăn

1.1. Nguyên liệu làm cóc ngâm chua ngọt

Để làm cóc ngâm đường chua ngọt giòn ngon đúng chuẩn tại nhà, bạn có thể áp dụng cách chế biến đơn giản gồm:

1 kg cóc bao tử1 muỗng canh ớt bột3 trái ớt150 gram đường trắng2 muỗng canh nước mắm1 muỗng canh muối
Hũ thủy tinh đã rửa sạch, khô ráo
*
Cóc bao tử dùng để làm món cóc ngâm. Ảnh: Internet

1.2. Cách làm cóc ngâm đường chua ngọt

Bước 1: Sơ chế

Cóc bao tử các bạn mua về rửa sạch, rồi dùng dao bào gọt vỏ cóc bỏ. Sau đó dùng dao chẻ đôi cóc, làm như vậy cóc sẽ ngấm gia vị hơn.Cóc sau khi chẻ đôi thì ngâm ngay vào trong nước đá lạnh có pha ít muối, ngâm trong 30 phút sau đó vớt ra để ráo. Ngâm nước muối sẽ giúp cóc được giữ lâu hơn, không bị lên men, trong quá trình ngâm cóc.Ớt trái sửa rạch và thái lát mỏng.

Bạn đang xem: Cách làm cóc non ngâm đường

Bước 2: Nấu nước đường

Bật bếp, cho vào nồi 300 ml nước và 150 gram đường. Dùng đũa khuấy đều cho đường tan bớt.Đun cho đến khi nước sôi thì tắt bếp, để nguội.Khi nước đường đã nguội hẳn cho vào 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh ớt bột và toàn bộ ớt đã thái vào. Khuấy đều để hòa tan đều nước mắm.

Bước 3: Ngâm cóc

Khi cóc đã ráo nước thì cho toàn bộ cóc vào hũ thủy tinh.Sau đó cho toàn bộ phần nước mắm vào ngâm.Đậy kín nắp và cho cóc vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cóc ngâm từ 2 đến 3 ngày là có thể dùng được.Cóc ngâm thành phẩm có vị chua chua cay cay và giòn ngon.
*
Cóc ngâm chua ngọt là món dễ ăn và tốt cho hệ tiêu hóa. Ảnh: Internet

2. Cách làm cóc ngâm nước mắm đậm đà hương vị

Cóc ngâm mắm có cách làm gần giống với cóc ngâm đường. Cách làm cơ bản như sau:

2.1. Nguyên liệu làm cóc ngâm nước mắm

1 kg cóc non5 tép tỏi2 quả ớt2 muỗng mắm ngon
Muối, mì chính, đường, bột ớt…Hũ thủy tinh
*
Nguyên liệu làm món cóc ngâm mắm. Ảnh: Internet

2.2. Hướng dẫn cách làm cóc ngâm nước mắm

Bước 1: Sơ chế

Cóc chọn quả nhỏ, non chưa có hạt và gọt sạch vỏ.Sau khi gọt xong, bạn cho cóc vào chậu ngâm với muối loãng trong 30 phút. Ngâm nước muối để cóc được giòn ngon hơn.Mang tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn còn ớt tươi thái lát. Nếu thích ăn cay các bạn có thể điều chỉnh lượng ớt cho phù hợp với khẩu vị.Hũ thủy tinh rửa sạch, phơi cho khô, không để bị dính nước như vậy cóc sẽ hỏng.

Bước 2: Làm hỗn hợp mắm ngâm cóc

Bật bếp, cho vào nồi 350 ml nước và 150 gram đường.Khuấy đều cho tan.Khi hỗn hợp sôi lên, bạn cho tỏi, bột ớt, mắm, ớt sừng thái lát.Đun sôi thêm 2 phút rồi tắt bếp để nguội.

Bước 3: Ngâm cóc

Cóc sau khi ngâm nước muối xong thì rửa lại lần nữa bằng nước thật sạch.Bạn xếp cóc vào hũ thủy tinh rồi đổ hỗn hợp mắm vào.Đổ nước ngâm sao cho ngập cóc để cóc ngấm và không bị mốc nhé.Đậy kín nắp lại và ngâm trong 1 ngày thì có thể ăn được.Các bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
*
Cóc ngâm mắm có hương vị đậm đà. Ảnh: Internet

3. Cách làm cóc non ngâm để được lâu ngày nhất

3.1. Nguyên liệu làm cóc ngâm

600 gram cóc non150 gram đường nâu hoặc đường cát trắng8 trái ớt tươi

3.2. Sơ chế nguyên liệu

Cóc sau khi mua về, bạn rửa sơ qua với 2 lần nước để loại bỏ đất cát, bụi bẩn. Sau đó dùng dao gọt sạch lớp vỏ bên ngoài. Nên gọt một lớp vỏ mỏng để cóc vẫn giữ được vị chua và mùi thơm đặc trưng của quả cóc, khi ăn sẽ ngon miệng hơn. Cóc sau khi gọt thì ngâm ngay vào một tô nước muối pha loãng. Cóc khi gọt xong để ngoài không khí rất dễ bị thâm đen. Ngâm nước muối giúp cóc không bị thâm đen và làm sạch nhựa. Nhu vậy cóc có vị hơi đậm, át bớt độ chua.Thái từng quả cóc thành những miếng vừa ăn. Đối với cóc bao tử bạn bổ đôi theo chiều dọc. Nếu muốn ăn vừa miệng hơn thì bạn có thể chia làm nhiều phần nhỏ hơn tùy thích.Thái nhỏ cóc xong, bạn cho lại vào tô nước muối pha loãng khoảng 15 – 20 phút nữa cho hết chất nhựa. Sau đó mang rửa qua với 2 lần nước sạch. Kế tiếp bạn mang chần qua với nước đun sôi để nguội. Mục đích các bạn làm nhiều bước như vậy để khi ngâm cóc nhiều tiếng đồng hồ cũng không xuất hiện các váng trắng nổi lên. Sau cùng, bạn vớt cóc ra rổ để ráo nước.

3.3. Cách làm nước ngâm cóc non chua ngọt để được lâu

Cho 150 gram đường nâu và 300 ml nước lọc vào nồi. Bật bếp rồi đun cho đến khi đường tan hết và hỗn hợp chuyển sang màu vàng cánh gián. Bạn để cho nhiệt độ của chảo làm đường tan chảy tự nhiên để màu lên được đậm và đẹp mắt. Có thể sử dụng đường cát trắng để thay thế. Nhưng đường cát trắng thì khi lên màu không được đẹp như đường nâu các bạn nhé.Khi đường đã tay chảy hết, bạn cho 1 muỗng cà phê nước mắm và 10 gram ớt bột vào để tạo độ mặn và cay cho nước mắm. Sau đó, dùng đũa khuấy đều rồi tắt bếp và đợi nước ngâm nguội.
*
Nấu nước đường ngâm cóc để bảo quản lâu hơn. Ảnh: Internet

3.4. Ngâm cóc

Bạn cho cóc đã phơi ráo vào hũ thủy tinh. Cho ớt tươi rửa sạch, thái khúc dày và cho vào luôn. Khi nước ngâm thật nguội rồi đổ vào hũ đựng cóc. Lưu ý bạn phải đợi nước ngâm nguội hoàn toàn mới sử dụng. Nếu nước còn nóng sẽ làm cho cóc bị chín, mất đi độ giòn ngon tự nhiên.Đậy kín nắp hũ đựng cóc lại rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Sau khoảng 1 ngày, nước ngâm chua ngọt đã thấm sâu vào cóc thì bạn có thể mang ra thưởng thức.

3.5. Yêu cầu thành phẩm cho món cóc ngâm

Món cóc ngâm khi ăn không chỉ giòn giòn mà còn có vị cay, chua, ngọt, vị mặn nhẹ nhàng hấp dẫn.Nước ngâm cóc có hương thơm, không bị lên men, không có nước váng nổi lên, có màu vàng đẹp mắt
Các bạn có thể ăn cóc ngâm chua ngọt với muối ớt Tây Ninh cho thêm phần đậm đà nhé.
*
Món cóc ngâm nếu biết cách sẽ bảo quản được lâu ngày. Ảnh: Internet

4. Mẹo làm món cóc ngâm giòn, thơm, ngon

Nên ngâm cóc vào nước muối pha loãng để cóc được sạch nhựa, không bị thâm thịt cóc.Dùng đường nâu thay vì dùng đường trắng để nước ngâm cóc có màu đẹp hơn.Hũ thủy tinh trước khi ngâm cóc phải được rửa sạch và phơi khô. Không để nước lạnh dính vào hũ, không sẽ làm cóc bị hỏng.Nước ngâm cóc phải thật nguội để giữ được độ giòn của cóc.

Cách làm cóc ngâm thật đơn giản phải không nào. Với vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay, cóc ngâm sẽ là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Chỉ cần bớt chút thời gian vào bếp là các bạn đã có ngay món cóc ngâm giòn ngon, hợp vệ sinh. Cùng làm thử món ăn vặt này ngay, các bạn nhé!

Cách ngâm cóc non chua ngọt cay giòn để được lâu là nhờ bổ sung thêm một số nguyên liệu muối kèm có tác dụng tăng thời gian bảo quản. Để có vị chua ngọt hài hòa, cùng màu sắc lên men quyến rũ, bạn có thể ngâm cóc non với nước mắm đường, hoặc đường phèn nấu với muối. Các công thức làm cóc non dầm chua ngọt này sẽ được hướng dẫn chi tiết ngay sau đây. Hãy thực hiện ngay để gia đình có thêm một món ăn vặt tuyệt vời nhé!


1. Cách muối cóc non với nước mắm đường chua ngọt cay2. Cách ngâm cóc non chua ngọt với đường phèn3. Cách dầm cóc non chua ngọt với giấm đường

1. Cách muối cóc non với nước mắm đường chua ngọt cay

1.1. Nguyên liệu

Cóc non dầm chua ngọt có rất nhiều cách ngâm khác nhau, tùy theo khẩu vị của mỗi người và nguyên liệu sẵn có ở nhà. Trong đó, công thức đơn giản nhất là muối cóc non với nước mắm đường nấu như sau:

Nửa kí cóc non (chọn trái ngon, không bị dập hay úng nhé)Đường vàng: 150 gram
Nước mắm loại ngon: 30 ml300 ml nước lọc2 – 3 trái ớt sừng tươi và ít bột ớt (dùng theo khẩu vị)Hũ sạch (đem tiệt trùng trong nước đun sôi để diệt khuẩn, phơi ráo) và có nắp đậy

1.2. Cách làm cóc non ngâm nước mắm đường cay chua ngọt giòn ngon

Bắc nồi lên bếp, cho nước lọc, nước mắm cùng với đường vàng vào. Bật bếp lửa lớn, vừa nấu nước mắm đường, vừa khuấy đều tay cho hỗn hợp hòa tan và sôi nhẹ thì tắt bếp. Để nước mắm đường qua một bên, đợi nguội.
*
Phần nước mắm nấu với đường vàng đợi nguội. Ảnh: a
Family
Bạn đem gọt vỏ cóc non, rồi cho vào thau nước muối pha loãng. Ngâm cóc chung với ớt sừng khoảng 10 phút để giảm độ chua và giúp tăng thời hạn bảo quản lâu hơn. Sau đó, vớt cóc và ớt tươi ra rổ, để ráo nước.Để ngâm cóc giòn và thấm vị ngon hơn, bạn chẻ đôi quả cóc ra nhé.Xếp cóc xen kẽ với ớt sừng vào hũ sạch. Rắc ít bột ớt vào, xóc đều lên. Sau đó, rưới nước mắm đường đã nguội vào hũ cho đến khi ngập cóc và nguyên liệu là được.
*
Các bước ngâm cóc non với bột ớt, muối nước mắm đường. Ảnh: a
Family
Đậy nắp hũ cóc ngâm lại, để ở nhiệt độ phòng ít nhất 24 giờ là có thể dùng được.
*
Thành phầm cóc non ngâm mắm đường ớt cay chua ngọt ngả màu hấp dẫn. Ảnh: a
Family

2. Cách ngâm cóc non chua ngọt với đường phèn

2.1. Nguyên liệu

Cóc non (đã gọt vỏ, cắt đôi hoặc làm 4): nửa kí
Đường phèn nghiền nhuyễn: 200 gram
Nửa lít nước lọcÍt muối biển (muối hột)Hũ sạch ngâm cóc

2.2. Cách làm cóc non ngâm đường phèn muối chua ngọt

Bắc nồi vừa lên bếp, chế nước lọc vào đun sôi. Sau đó, cho đường phèn cùng 1 thìa cà phê muối biển vào, khuấy đều cho 2 thành phần hòa tan. Đợi nước đường phèn sôi lăn tăn thì bạn tắt bếp. Để nước muối đường phèn nguội hoàn toàn.
*
Nấu sôi nước muối đường phèn rồi để nguội. Ảnh: Hoàng Ngọc (Cookpad)Cho cóc non vào thau sạch, rắc ít muối biển vào, xóc đều lên. Khoảng 15 – 20 phút sau, bạn đem cóc rửa sạch lại dưới vòi nước lạnh, rồi để ráo. Bước này là bí quyết giúp làm hãm bớt vị chua của cóc non rất hiệu quả. Đồng thời, muối còn giúp cóc ngâm tăng thời hạn bảo quản để được lâu hơn nữa đấy!Xếp cóc non vào hũ, rưới nước đường phèn nguội vào cho ngập cóc. Đậy nắp lại, để cóc ngâm ở nhiệt độ phòng 1 ngày là dùng được.
*
Ngâm cóc non với đường phèn ít nhất 24 giờ là ăn được. Ảnh: Hoàng Ngọc (Cookpad)
*
Cóc non ngâm đường phèn có mùi thơm nồng của rượu lên men, kết hợp vị chua ngọt giòn ngon rất quyến rũ. Ảnh: Hoàng Ngọc (Cookpad)

3. Cách dầm cóc non chua ngọt với giấm đường

3.1. Nguyên liệu

2 muỗng canh muối hột (pha sẵn trong 1 thau nước sạch)1,5 kí cóc non đã gọt vỏ, thái làm 4400 gram đường cát trắng800 ml nước lọc500 ml giấm trắng (bạn có thể dùng giấm táo để có hương vị thơm ngon hơn)40 gram tỏi ớt thái lát

3.2. Cách làm cóc non ngâm giấm đường chua ngọt

Cho cóc non vào thau nước muối ngâm nửa tiếng. Sau đó, vớt cóc non ra rổ, để cho ráo nước.Bắc nồi vừa lên bếp, chế giấm và nước lọc vào, khuấy đều. Sau đó, cho đường vào nồi giấm, bắc lên bếp, nấu lửa lớn và đồng thời quấy nhẹ tay cho đường tan. Nước giấm đường sôi nhẹ thì bạn tắt bếp, để nồi giấm qua một bên đợi nguội.
*
Các bước làm cóc non ngâm giấm đường tỏi ớt. Ảnh: Feedy VNCho cóc non cùng tỏi ớt vào hũ sạch, rưới nước giấm đường vào ngập cóc. Đậy nắp lại, ngâm khoảng 1 – 2 ngày là có thể dùng ngay với vị chua ngọt giòn sần sật.
*
Thưởng thức miếng cóc non ngâm giấm đường tỏi ớt chua ngọt giòn ngon này nhé. Ảnh: Feedy VN

4. Cách bảo quản cóc non chua ngọt tự ngâm tại nhà để được lâu

Sau thời gian ngâm, khi cóc non muối có vị chua ngọt như mong muốn, bạn nên đặt hũ cóc vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Trong thời gian sử dụng, mỗi lần ăn, nhớ dùng đũa hoặc muỗng sạch múc ra nhé. Sau khi lấy cóc muối thì đậy nắp lại thật kín, để lại vào ngăn mát.

Xem thêm: 7 game trường học lãng mạn 12, cận cảnh ngôi trường lãng mạn nhất việt nam

*
Sau khi ngâm lên men, nên bảo quản hũ cóc non muối chua ngọt vào tủ lạnh để được lâu hơn. Ảnh: Internet

Nhắc đến cách làm các món ăn vặt mà bỏ qua các công thức cóc dầm thì sẽ là một thiếu sót rất lớn, nhất là với “team ăn chua”. Đây cũng là món ngon cho bà bầu cực khoái khẩu đó nha. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đồng thời, giúp bảo quản để được lâu, bạn cần thực hiện đúng cách ngâm cóc non chua ngọt với mắm đường được nước muối đường đã được nấu sôi kĩ và để thật nguội. Với cóc ngâm, bạn có thể kết hợp ăn cùng một số món ngon dễ làm khác. Chẳng hạn như gân bò dầm cóc, chân gà ngâm cóc giòn sần sật,…hấp dẫn ngay từ ánh nhìn đầu tiên.