Thuật ngữ “Existentialism”(Chủ nghĩa hiện sinh), có gốc từ “Existence”có nghĩa là sự tồn tại hay hiện hữu, nhưng không phải là sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng vật lý hay sự tồn tại của sinh vật mà là sự tồn tại của con người. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời ở Đức cuối chiến tranh thế giới thứ nhất với hai đại biểu lớn là Martin Heidegger (1889-1976) và Karl Jasper (1883 – 1969), sau đó lan nhanh sang Pháp tạo nên các tên tuổi như Jean Paul Sartre (1905-1980), Garbie Marcel (1889 -1978), Albert Camus (1913-1960), Merleau Ponty (1908-1961). Ban đầu, chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu văn học phản ánh triết lý sống tự nhiên, tự tại, tự do bằng các hình thức tiểu thuyết, truyện, kịch, thi ca, nhật ký, tiểu luận, v.v… Theo dòng thời gian, triết lý sống đó được đa số người chấp nhận và lý luận hóa, trừu tượng hóa trở thành một trường phái triết học, một phong trào xã hội, ảnh hưởng sâu rộng trong lối sống giới trẻ.

Bạn đang xem: Tiểu luận về chủ nghĩa hiện sinh

Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh là hiện tượng xã hội tất yếu phù hợp với xu hướng phát triển tâm lý thời đại chống lại bản thể luận và nhận thức luận trong siêu hình học truyền thống, theo đó các triết gia mải mê tìm kiếm nguồn gốc vũ trụ, lý giải quá trình nhận thức mà bỏ quên thân phận và kiếp sống con người, không lý giải mối quan hệ phụ thuộc giữa cá nhân và xã hội, giữa tự do và tất yếu. Tuy khoa học kỹ thuật có mặt để giảm nhẹ sức lao động, nhưng rồi chẳng mấy chốc máy móc đã ép con người theo guồng quay và trở thành nô lệ của nó. Trong cuộc sống hiện đại, để tồn tại con người nhiều lúc phải tự đánh mất mình, bị đổi ngôi từ “nhân vị” thành “đại từ”, từ “chủ thể” thành “đối tượng”, từ “tôi” thành “nó”. Chung quy là buộc phải tha hóa đúng như nhận định của triết gia Nitschez: “Con người đã chết”.

Chủ nghĩa hiện sinh đồng thời là sự đáp trả tư tưởng tư biện trừu tượng triết học Hegel trong quá trình đi tìm các khái niệm phổ biến mà không quan tâm đến đời sống hiện thực của con người và chủ nghĩa lãng mạn trong văn học cổ điển đã lý tưởng hóa tình yêu và cuộc sống, dẫn dắt con người ngày càng xa rời hiện thực. Triết học truyền thống quá lý thuyết, chủ nghĩa lãng mạn văn học cổ điển lún sâu miêu tả những chuyện tình lâm ly bi tráng, trong khi đó con người sống càng ngày càng tự do và thực dụng, giao tiếp giữa người và người trở nên cởi mở, thẳng thắn, đời sống con người đòi hỏi mọi vấn đề phải cụ thể hơn, sát thực hơn, dấn thân hay “hiện sinh hơn”.

Những tiền đề lý luận của chủ nghĩa hiện sinh

Chủ nghĩa hiện sinh không phải là sản phẩm nhất thời của thời hiện đại mà có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử. Quan niệm về đời người và thân phận con người đã manh nha trong triết lý Phật giáo khi Đức Phật Thích Ca đắc đạo, đứng giữa trời đất, chỉ tay nói: “Thiên thượng, Địa hạ, duy Ngã độc tôn”. “Tứ diệu đế”, tức bốn chân lý tối cao mà Đức Phật “ngộ” ra trong những năm tháng tu hành khổ luyện đã phản ánh chân thành cụ thể đời sống con người và nỗi khổ của nó – đó là một cuộc hành trình tuân theo luật nhân quả “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” và “Luân hồi, Nghiệp báo”. Triết lý nhân sinh Phật giáo đã đặt ra tình huống có vấn đề về con người, mà cốt lõi là làm gì và làm như thế nào để giải thoát con người khỏi “tam độc” (Tham, Sân, Si) đưa con người đến tự do, sống ung dung tự tại trong thế giới đầy vật dục và biến động.

Ở phương Tây cổ đại,triết gia
Socrate với luận điểm “con người hãy tự nhận thức chính mình” đã mở đầu giai đoạn nhận thức con người. Theo ông, mọi tư tưởng và hoạt động phải làm gia tăng ý nghĩa của tồn tại con người, bởi vì, đối với con người vấn đề không phải là sống mà là sống tốt, sống có ích cho xã hội. Cái chết của ông là một đề tài và nguồn cảm hứng bất tận của triết học và văn học nghệ thuật chứng minh cho sự bi đát của một kiếp người khao khát làm điều thiện, nhưng bị tha nhân lên án, kết tội và bức tử.

Xét về phương diện văn học,Kinh thánh (The Bible)của Đạo Ky tô là một tiểu thuyết miêu tả đời sống nhân quần buổi khai thiên lập địa. Hình tượng Adam và Eva đại diện cho hai giới sống mù lòa, cô đơn buồn tủi đành phải ăn trái cấm để được sáng mắt, sáng lòng trên vườn địa đàng báo hiệu một lịch sử đau buồn và phạm tội của nhân loại. Abraham được miêu tả như một vị anh hùng sẵn sàng hiến tế đứa con trai yêu dấu cho Thiên chúa, hành vi “bất đắc dĩ” này phản ánh mâu thuẫn giằng xé nội tâm trong sự lựa chọn của con người giữa một bên là tình cảm, bên kia là lý tưởng cao thượng.

Đầu thời trung đại, Thánh Augustin đã tuyên bố: ”Hãy đi sâu vào bản thân, chân lý nằm trong nội tâm con người”. Bằng luận điểm đó, ông đã đi sâu phân tích thế giới nội tâm để qua đó khám phá nguồn gốc bất an và lo âu của con người. Tác phẩmXưng tội(Confession) của ông đã lý giải về nguồn gốc thần thánh của con người, về đời sống tâm linh phức tạp của nó, về mối quan hệ giữa người và thần, theo đó Chúa đã sáng tạo và chi phối đời sống con người, do vậy để đền đáp công ơn này, mỗi người cần phải dấn thân vào đời sống, phải yêu thương nhau, vì cái ác, sự đau khổ chỉ xuất hiện khi thiếu vắng tình yêu thương, khi con người hành động theo ý chí tự do nên bị sa ngã.

Đến thời khai sáng, triết gia người Pháp – Pascal trong tác phẩmCác suy tư(Pensses) đã phát biểu rằng, “con người chỉ là một cây sậy yếu ớt trong mọi tạo vật, nhưng là một cây sậy biết tư duy” <1,tr.325>. Qua việc đề cập đến tư tưởng tôn giáo và triết học, Pascal đã miêu tả sinh động việc nhân loại ngập chìm trong cảnh bao la vô tận của vũ trụ. Theo ông, “tất cả phẩm giá con người là ở tư tưởng”, nhưng còn một cái quan trọng hơn, cao hơn cả tư tưởng là con tim., bởi vì “con tim có lý lẽ riêng của nó mà lý trí không biết được” <1,tr.324>. Có thể nói, quan niệm của Pascal mở đầu cho một khuynh hướng mới về nghiên cứu thân phận con người – phát hiện tính mâu thuẫn trong giá trị người – một giá trị vừa cao thượng vừa thấp hèn, nhỏ mọn. “Con người – Pascal viết – một vật mới lạ! Một quái vật, một sự hỗn mang, một sự mâu thuẫn, một điều kỳ diệu! Là quan tòa xét xử muôn loài và đồng thời là một con giun đất đần độn; là kho chân lý, và là bể chứa sự hoang mang và sai lầm; là niềm kiêu hãnh và là căn bã của vũ trụ” <1, tr.326>

Bước sang thời cận đại, văn hào Nga Dostoievsky – trong các tác phẩm văn học của mình, đặc biệt là trong tiểu thuyếtTội ác và sự trừng phạtđã miêu tả trạng thái tâm lý của các nhân vật dựa trên luận đề xuất phát: “Nếu không có thượng Đế, thì mọi điều đều có thể làm”. Luận đề này tuy đặt ra một tình huống giả định, nhưng thực tế đã khẳng định vai trò của thần học và tôn giáo trong việc củng cố đạo đức con người, phản ánh tính mâu thuẫn trong suy nghĩ và hành động của con người, đặt nền móng cho việc nghiên cứu đời sống tâm lý. Khi trích dẫn luận đề này, triết gia hiện sinh người Pháp Paul Sactre cho rằng, “đây chính là điểm xuất phát của chủ nghĩa hiện sinh” <11,tr.44>

Chủ nghĩa hiện sinh hiện đại trực tiếp dựa trên quan niệm về con người của triết gia Đan Mạch – Kỉerkegaard (1813-1855), ông đã sớm nhìn thấy tính chất tư biện của Hegel khi triết gia này tìm cách thâu tóm mọi thực tại vào trong hệ thống triết học của mình và trong quá trình luận giải thế giới ông đã đánh mất yếu tố quan trọng là tồn tại người. Trong khi đó đây lại là điều cốt yếu của triết học, vì tồn tại trước hết phải là tồn tại của một cá thể người, sống, khát vọng, lựa chọn và dấn thân.Thuyết hiện sinh của Kierkegaard có thể tóm lược trong quan niệm cho rằng, “mọi con người phải được hiểu như là sở hữu bản chất cốt yếu là người”.

Nhìn chung, sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh như một liệu pháp tâm lý giải tỏa những ức chế của đời sống xã hội đã bị giam hãm một thời gian dài, bị cầm tù bởi những cấm kỵ của chế độ phong kiến, lên án thói đạo đức giả và sự tha hóa con người trong xã hội biến động về khoa học công nghệ, mong ước cứu vớt con người trước thảm họa chiến tranh, đưa con người trở về ngôi vị làm người chân chính.

Quan niệm hiện sinh vềcon người và thân phận con người

Triết lý của chủ nghĩa hiện sinh xoay quanh chủ đề con người, trọng tâm là bản tính, thân phận, thế giới nội tâm, quan hệ giữa con người và hoàn cảnh sống.

Quan hệ giữa tồn tại và bản chất của con người.Theo chủ nghĩa hiện sinh, tồn tại của con người có trước bản chất của nó. Định nghĩa con người là không thể, bởi con người không là gì khác ngoài sự hiện hữu hay hiện diện (của thể xác). Paul Sartre cho rằng, “con người trước hết phải hiện hữu, gặp gỡ nhau, xuất hiện ra trong thế giới đã, rồi theo đó tự định nghĩa mình. Con người, nếu không thể định nghĩa được, chính là vì trước hết nó là hư vô. Nó chỉ tồn tại sau đó, và sẽ là tồn tại như những gì nó sẽ tự tạo nên… Con người không chỉ tồn tại như nó được quan niệm, mà còn tồn tại như nó muốn thể hiện… Con người không là gì khác ngoài những gì mà nó tự tạo nên. Đó là nguyên tắc đầu tiên của thuyết hiện sinh. Đó cũng là điều mà người ta gọi làtính chủ thể… con người có một phẩm giá cao hơn hòn đá hay cái bàn… con người trước hết là một dự phóng (project) đang sống về mặt chủ thể, thay vì là một thứ rêu, một thứ nấm mốc hay một búp súp lơ… con người trước hết sẽ là những gì mà nó dự định tồn tại” <11,tr.32,33,34>. Như vậy, con người là tồn tại tối cao, vượt lên trên mọi tồn tại khác của vũ trụ. Tồn tại người có trước, sau đó mới hình thành bản chất người. Bản chất người hiện diện trong mọi cá thể riêng biệt, thể hiện qua hành động và tính cách của nó, không có bản chất người chung chung, trừu tượng.

Con người là một cá thể chịu trách nhiệm trước cộng đồng.Khi đã hiện hữu hay có mặt ở đời, con người phải dấn thân vào cuộc sống, suy nghĩ và hành động để bộc lộ thái độ sống của mình. Tuy nhiên, không phải mỗi cá nhân sống theo cách riêng của mình, mà phải hòa nhập vào cuộc sống chung cộng đồng. Do vậy, “nếu đúng là tồn tại đi trước bản chất, thì con người chịu trách nhiệm về những gì nó đang tồn tại. Bước đi đầu tiên của thuyết hiện sinh là… lên con người toàn bộ trách nhiệm về sự hiện hữu của mình, nhưng không phải về cái cá nhân chật hẹp mà chịu trách nhiệm cho tất cả mọi người” <11,tr.34>. Con người là một tồn tại có lý trí, lý trí giúp con người tổ chức cuộc sống, từ mô hình gia đình, đến cộng đồng và toàn nhân loại. “Trách nhiệm của chúng ta lớn lao hơn nhiều so với những gì mà chúng ta có thể nghĩ đến, vì nó liên quan đến toàn thể nhân loại… Tôi chịu trách nhiệm với chính mình và với mọi người, và tôi đã sáng tạo ra một hình ảnh nào đó về con người mà tôi đã lựa chọn, khi chọn lấy chính tôi, tôi chọn con người” <11,tr.37>

Con người là một thực thể tự do và không có gì khác ngoài đời sống của chính mình.Con người cũng là một tồn tại, nhưng tồn tại người khác tồn tại vật ở chỗ, con người có lý trí, nên nó ít bị chi phối bởi quy luật tất yếu mà có tự do – tự do lựa chọn, tự do hành động. Jasper cho rằng, “chỉ mình con người có lịch sử, nghĩa là không sống bằng di sản sinh lý như loài vật mà còn sống bằng cả di sản tinh thần. Nên đời sống con người không trôi dạt theo tự nhiên mà phải được hướng dẫn bằng tự do” <9,tr.128>. Triết gia Paul Sactre khẳng định: “Không có thuyết tất định, con người là tự do, con người được tự do… và không có một bản tính con người nào khác để tôi có thể đặt nền tảng trên đó” <11,tr.44-56>

Tuy nhiên, vì con người sống trong xã hội, nên tự do hiểu theo nghĩa hiện sinh không phải là tự do tùy tiện mà tự do trong khuôn khổ tôn trọng sự tự do của người khác, bởi vì “trong khi muốn tự do, chúng ta phát hiện ra rằng tự do của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào tự do của những người khác, và tự do của những người khác phụ thuộc vào tự do của chúng ta” <11,tr.80>. Phụ thuộc hay thông cảm lẫn nhau giữa người và người là điều làm các nhà hiện sinh trăn trở, bởi theo họ thân phận làm người là phải vậy, cho nên “ta tự dolà khi ta công nhận ta phải phục tùng một số yêu sách. Thỏa mãn những yêu sách ấy hay không là tùy ở quyền ta định đoạt. Nghĩa là chúng ta không thể phủ nhận rằng:chúng ta phải quyết định và mỗi khi quyết định là quyết định về chính mình.Nói tóm lại, chúng ta là những con người có trách nhiệm” <9, tr.124>

Con người là một sinh vật tồn tại trong những giới hạn nhất định, muốn vượt qua những giới hạn đó thì cần phải dấn thân.“Thân phận con người bị giam hãm trong những hoàn cảnh cố định… như chết, đau khổ, chiến đấu, lệ thuộc những cảnh ngộ bất ngờ, luẩn quẩn trong những xiềng xích của tội lỗi,… tức là những hoàn cảnh bất khả vượt và bất khả di dịch” <9,tr.64>

Như đã nói, bản chất con người nằm trong hành động của nó, nên “con người không là gì khác ngoài dự phóng của mình, nó chỉ tồn tại trong giới hạn có hiện thực hóa bản thân, vì vậy con người không là gì khác ngoài toàn bộ các hành vi của mình, không có gì khác ngoài đời sống của nó” <11, tr.58>. “Một người tự dấn thân vào cuộc sống, vẽ nên gương mặt của mình, và không có gì ngoài gương mặt ấy cả… một con người không có gì khác ngoài một loạt những công việc mà họ đảm nhiệm. Con người là tổng số, tổ chức toàn bộ các quan hệ cấu thành những công việc ấy” <11, tr.60>

Quan hệ giữa con người và người khác (Tha nhân) là nguyên nhân của tha hóa và tâm lý lo âu.bản tính, con người là một thực thể tự do, nhưng do tội tổ tông truyền kiếp, con người luôn bị trói buộc vào hoàn cảnh sống, bị lệ thuộc vào xã hội và những người lân cận gọi là “người khác” hay tha nhân (Autre, Another). Tha nhân có từ thời khởi thuỷ loài người, khi Adam không thể sống một mình, Chúa đành phải tạo nên “người khác” là Eva. Từ đó Adam đành phải sống cùng Eva và mãi mãi vẫn thế, vì con người không thể sống cô độc. Tha nhân là niềm vui đồng thời là nỗi buồn của mỗi cá thể, là người tranh chấp, dẫm chân lên địa vị của ta. “Để có sự hiểu biết đúng thật về mình, tôi cần phải thông qua người khác. Người khác là cần thiết cho sự hiện hữu của tôi về chính mình. Trong những điều kiện ấy, tự cõi lòng, khi tôi phát hiện ra chính mình thì đồng thời tôi phát hiện ra người khác, như là một hữu thể tự do được đặt đối diện tôi, suy nghĩ về tôi và chỉ muốn ủng hộ hoặc chống đối tôi” <11,tr.67>.

Hậu quả khi tiếp xúc với tha nhân là làm cho mỗi người trở nên xa lạ với chính mình hay bị “tha hóa” (Degeneration), tức sống khác với bản tính thật của mình. Tha hóa có nguồn gốc từ sự tôn thờ một mẫu người lý tưởng, một vị thánh nào đó làm cho người ta tự cuộn tròn mình lại mà không dám hành động. Tha hóa đồng thời là tự đánh mất nhân cách, tự biến mình thành một cái máy (con rối) vô hồn hành động theo tư tưởng chỉ đạo của người khác, của tập đoàn khác mà không thể nào dứt ra được.

Do tha hóa là làm khác mình nên tạo nên trong mỗi con ngườisự lo âu(Angoisse, Worry). Lo âu thể hiện trách nhiệm của con người trước thân phận của mình và đồng loại. “Vì mang thân phận làm người là đương nhiên chúng ta sống trong dục vọng, trong lo âu và bó buộc chúng ta phải cảm nghiệm những gì thuộc thế sự, bằng nước mắt cũng như bằng nụ cười” <9,tr.208>. Lo âu sớm muộn sẽ dẫn con người đếntuyệt vọng(Desespoir) và tiếp sau đó là những hành độngliều lĩnh. Và lẽ dĩ nhiên chỉ cócái chết (The death)mới chấm dứt được lo âu. Nhưng cái chết lẽ dĩ nhiên sẽ chấm dứt sự hiện hữu của con người. Bởi vậy, khi còn sống con người cần phải dấn thân, tức phải sống hết mình, không mặc cảm với quá khứ, không toan tính chuyện tương lai, chỉ sống cho hiện tại. “Chúng ta càng có quyền hy vọng vào tương lai nếu ta càng dấn thân vào hiện tại, nghĩa là nếu ta biết tìm chân lý và những tiêu chuẩn giá trị trong thân phận con người” <9,tr.186>. Từ logic trên chủ nghĩa hiện sinh kết luận: Con người sống trong trần gian như những kẻ bị bỏ rơi, những kẻ lưu đày. Hiện diện trong cuộc đời mà con người không biết mình sẽ đi đâu, về đâu. Việc con người sinh ra ở đời giống như bị ném vào hoàn cảnh “bất đắc dĩ”, đành phải sống và hành động. Bởi vậy, chủ nghĩa hiện sinh nêu cao khẩu hiệu: ”Con người hãy tự cứu lấy chính mình”. Vì không ai có thể cứu vớt được con người ngoài bản thân nó.

Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh đến đời sống xã hội và văn học

Với mục đích muốn làm thay đổi quan niệm sống và lối sống con người hiện đại, ngôn ngữ phức tạp và luận chứng của chủ nghĩa hiện sinh hoàn toàn hướng vào tầng lớp trí thức có nhiệm vụ làm lay chuyển các định hướng duy khoa học và các ảo tưởng kỹ trị. Về phương diện này có thể nói chủ nghĩa hiện sinh đã đạt được những thành tựu nhất định, và mặc dù hiện nay nó hoàn toàn vô hiệu trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học, song những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh đã đi vào tâm tính hiện đại. Điều đó trước hết có liên quan tới việc vạch ra tính giả dối của ý thức thỏa hiệp, tính kiên định của sự lựa chọn với tư cách là điều kiện để hình thành cá tính đích thực và khắc phục niềm tin thơ ngây của nhân loại vào tiến bộ khoa học – kỹ thuật.

Là một trào lưu chuyển tải tư tưởng bằng tác phẩm văn học, chủ nghĩa hiện sinh lan nhanh và ảnh hưởng sâu rộng đến giới trẻ phương Tây, tạo nên những phong trào rộng rãi trong cuộc sống phương Tây vào những năm 60 – 70 thế kỷ XX như “Hippy”, “Anti-State”, “Anti-Modern”, “Sexual Liberation”. Các phong trào này đã tạo nên một cuộc sống sôi động trong giới trẻ, góp phần khẳng định tiến bộ xã hội trong vấn đề bảo vệ nhân quyền, đề cao các quyền tự do, nhất là tự do ngôn luận.

Ở Việt Nam, một cách tự phát, chủ nghĩa hiện sinh đã manh nha trongCung oán ngâm khúccủa Nguyễn Gia Thiều khi ông miêu tả thân phận của những thiếu nữ được tuyển vào cung Vua phủ chúa chờ ngày ân ái. Thông qua đó, tác giả nói lên thân phận “bèo dạt mây trôi” của kiếp làm người nói chung:“Thảo nào khi mới chôn nhau / Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra/ Khóc vì nỗi thiết tha sự thế/ Ai bày trò bãi bể nương dâu/ Trắng răng đến thuở bạc đầu…Trăm năm còn có gì đâu – Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì”<12, tr.60>. Tiếp theoCung oán ngâm khúc, Truyện Kiềucủa Nguyễn Du cũng là một thi phẩm phản ánh đời sống “hồng nhan bạc phận” của nàng Kiều với những tiếng kêu xé lòng đứt ruột:“Trăm năm trong cõi người ta/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng...Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”<2, tr.146>. Mười lăm năm sống lưu lạc của nàng Kiều là một bản cáo trạng lên án chế độ phong kiến đương thời, một chế độ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, coi thường thân phận của người phụ nữ, xem họ thân phận họ như những hạt mưa rơi.

Từ phương Tây, chủ nghĩa hiện sinh theo gót chân quân xâm lược Pháp đến Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX, hiện diện trên thi đàn như thơ say của Vũ Hồng Chương, thơ mới, phản ánh tình yêu hiện đại của các thi sĩ tiền chiến, đặc biệt là thơ Xuân Diệu. Ở miền Nam, dưới thời tạm chiếm, chủ nghĩa hiện sinh đã trở thành mốt sống của thanh niên đô thị. Tư tưởng hiện sinh phản ánh trong hàng loạt các tác phẩm văn học, điển hình là các tác phẩm của Duyên Anh, Nguyễn Thị Hoàng, Thanh Tâm Tuyền, v.v… đã nói lên tinh thần lo âu, tuyệt vọng, nổi loạn, phản kháng của tầng lớp thanh niên “sống giữa hai làn đạn”.Trên một khía cạnh nào đó có thể nói chủ nghĩa hiện sinh ở miền nam Việt Nam trước giải phóng đã góp tiếng nói phản kháng sự xâm lược của Mỹ như phong trào “dậy mà đi” phản ánh sự dấn thân của tuổi trẻ trong công cuộc giải phóng đất nước.

Sau công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng, với phương châm “cởi trói cho văn học nghệ thuật”, chủ nghĩa hiện sinh có cơ hội thể hiện nguyên hình trên diễn đàn văn học với các gương mặt tiêu biểu như: Nguyễn Quang Lập (Một nửa đời đen – trắng, Đời cát), Nguyễn Minh Châu (Phiên chợ Giát), Phạm Thị Hoài (Thiên sứ, Mê lộ, Man nương), Dương Thu Hương (Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Nguyễn Huy Thiệp (Phẩm tiết, Vàng lửa, Tướng về hưu, Thương nhớ đồng ơi…), Chu Lai (Ăn mày dĩ vãng), Dương Hướng (Bến không chồng), Nguyễn Thị Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận), Đỗ Hoàng Diệu (Bóng đè, Vu quy…), v.v… Các tác phẩm văn học này đã góp thêm tiếng nói đa dạng cho việc đổi mới của văn học nước nhà, phản ánh một góc buồn tủi, cô đơn của cuộc sống, phơi bày thế giới nội tâm giằng xé của con người trong một thời đại đầy lo âu, mâu thuẫn và biến động từng ngày của khoa học công nghệ. Thực ra chủ nghĩa hiện sinh trong văn học là sự nối tiếp của chủ nghĩa hiện thực phê phán nhưng với tinh thần tự nhiên, “vô tư”, thẳng thắn và cay nhiệt hơn, nếu không nói là đôi khi có ác ý muốn “hạ bệ những thần tượng”, đưa thần tượng (Idol) và những lý tưởng chính trị – xã hội trở về cuộc sống đời thường, đúng như nghĩa câu cách ngôn mà Karl Marx yêu thích “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi”.

Xem thêm: Giảm giá thanh toán tiền điện trực tuyến

Tài liệu trích dẫn và đọc thêm

*. GS.TS – Đại học Hà Nội

<1> Forrest E. Baird,Tuyển tập danh tác triết học từ Plato đến Derida, Nxb. Văn hóa thông tin 2006

<2> Nguyễn Du,Truyện Kiều, Nxb. Văn học 2015

<3> Nguyễn Tiến Dũng,Chủ nghĩa hiện sinh:Lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam,Nxb. CTQG 1999.

<4> Trần Thái Đỉnh,Triết học hiện sinh, Nxb. Văn học 2012

<5> Phan Quang Định,Toàn cảnh triết học Âu – Mỹ thế kỷ XX, Nxb. Văn học 2008

<6> Lưu Phóng Đồng,Triết học phương tây hiện đại, gồm 4 tập, Nxb.CTQG 1994

<7> Nguyễn Hào Hải,Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Văn hóa thông tin 2001

Chi ra những yếu tố của tư tương hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đạicũng như phương thức nghệ thuật tiêu biêu đê thê hiện tinh thân hiện sinh, luận án đachi ra những khả dĩ và hạn chế của các nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, văn xuôi Việt
Nam vẫn đang trên con đường đôi mới đê đi đến giới hạn triệt đê hơn nữa, sẽ connhiều tác phâm mới ra đời thê hiện tâm thức thời đại, cung với đó là nhiều phươngthức nghệ thuật khác được vận dung. Vì vậy sẽ con nhiều hứa hẹn thú vị và bất ngờđoi hoi cân được tiếp tuc nghiên cứu về khuynh hướng này trong văn xuôi Việt Nam đương đại.


*
168 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 3222 | Lượt tải: 4
*

Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở tầng dưới, chuyện về người bố bị cùm giải đi trong đêm, chuyện lần đầu ngủ với gái điếm Như vậy, nhiều lớp thời gian được tái hiện như vòng xoáy trôn ốc sâu hun hút. Mỗi vòng xoáy, mỗi lớp thời gian là một cái tôi khi sợ hãi, yếu đuối, khi hoài nghi đơn độc, khi thù hận điên cuồng. Cách xây dựng thời gian sai trật tự biên niên phổ biến trong văn xuôi Việt Nam đương đại cho thấy sự linh hoạt trong nghệ thuật trần thuật của các tác giả. Tuy nhiên, để xây dựng nên kiểu thời gian mang tính huyền thoại, thủ pháp đảo ngược thời gian không chỉ được sử dụng ở một vài lớp sự kiện mà cần thể hiện với mức độ dày đặc đến mức gây rối loạn trong việc xác định tiêu điểm thời gian. Thời gian hiện thực trở nên phi hiện thực, đời sống thực tại mịt mờ bởi sự xâm lấn của kí ức. Sự hiện hữu của con người cũng trở nên chông chênh, bất ổn, có thể trượt ra ngoài thực tại bất cứ lúc nào khi sự níu giữ của đời sống đã lỏng lẻo, yếu ớt. 4.2.2.2. Thủ pháp của sự lặp lại và lối trần thuật hỗn độn Tần suất “là mối quan hệ giữa khả năng lặp lại của câu chuyện với khả năng lặp lại của truyện kể” <57, tr.242>. Sự kiện được nhắc lại và lời trần thuật được nhắc lại khiến các điểm thời gian hòa trộn, ngưng đọng, tính hiện thực mờ nhạt và dần trừu tượng hóa như huyền thoại. G. Genette đưa ra bốn kiểu quan hệ tần số giữa chuyện và truyện: 1) Kể lại một lần điều xảy ra một lần. 2) Kể lại n lần những gì xảy ra n lần. 3) Kể lại n lần những gì xảy ra một lần. 4) Kể lại một lần những gì xảy ra n lần. Trong bốn kiểu trên kiểu (2) và (3) có khả năng cao trong việc xây dựng không gian huyền thoại. Sự trùng lặp được thể hiện trên nhiều cấp độ như ngôn ngữ, hành động nhân vật, thái độ nhân vật hoặc lặp lại một tình tiết nào đó tạo nên mạng lưới thời gian chằng chịt. Kiểu trần thuật sử dụng phổ biến trong sáng tác của một số nhà văn Việt Nam đương đại là kiểu trần thuật n lần những gì xảy ra n lần. Đây được xem như một thủ pháp nghệ thuật gợi cảm giác hỗn độn, rối loạn về những nỗi ám ảnh trở đi trở lại 143 trong tâm thức nhân vật. Các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương (Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già), Tạ Duy Anh (Đi tìm nhân vật), Nguyễn Danh Lam (Giữa vòng vây trần gian, Giữa dòng chảy lạc), truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường sử dụng kiểu trần thuật này. Trong Giữa vòng vây trần gian của Nguyễn Danh Lam, như đã nói ở phần trước, được xây dựng theo kết cấu mê cung vòng tròn, bởi vậy, nhân vật đi vòng lại con đường đã từng đi qua. Có nhiều hành động nhân vật Thữc lặp lại hai lần, như hành động xuống sông - lên thuyền. Lần thứ nhất là lần Thữc đi lấy nước cho người lái xe tải, bị lạc đường, đang đứng bên bờ sông nói chuyện với hai ông già trên thuyền thì “chỉ kịp cảm thấy có một vật rất nặng, phang thẳng vào giữa gáy” <189, tr.33> rồi Thữc ngã lộn xuống sông, tỉnh dậy thì đã ở trên thuyền cùng “ông già đen” và “ông già trắng”. Lần thứ hai, Thữc ở trong rẫy của cô gái (anh gặp khi từ thuyền lên một ngôi làng), hết thức ăn, đói kiệt quệ, Thữc men theo dòng suối đi về phía hạ lưu, lần vào một ruộng bắp bẻ ăn, khi con chó đi cùng tru lên vì bị kiến cắn, Thữc cũng sợ hãi điên cuồng lao ra phía bờ sông, đi giật lùi rồi ngã ngửa, chìm trong nước, lúc tỉnh dậy lại đã thấy ở trên thuyền với “ông già trắng” (“ông già đen” đã chết trong một trận lũ). Thữc còn nhiều hành động lặp lại khác như hai lần vào làng cô gái. Lần thứ nhất đi trên thuyền với ông già trắng, sau nhiều ngày trôi dạt trên sông, Thữc xuống thuyền vào một ngôi làng xa lạ; lần thứ hai sau khi từ rẫy cô gái ra, gặp ông già và con thuyền ở bờ sông, sau những ngày tháng lênh đênh đói khát để đi tìm điều anh ta không thể hiểu nổi, Thữc lại quay về ngôi làng với hi vọng được chấp nhận. Thữc cũng nhiều lần chạy trốn như chạy trốn khỏi gác trọ khi nghe nói có những kẻ lạ mặt đến tìm, hai lần chạy trốn khỏi dân làng (hai lần vào rẫy), chạy trốn khỏi quán ăn trong rừng khi nhìn thấy những vết máu, trốn gió, trốn lũ. Cùng với những lần chạy trốn đó là sự lặp lại thái độ, cảm giác của nhân vật (sợ hãi điên cuồng, cảm giác có người đang theo dõi, chực bủa lưới). Dù nhân vật miệt mài trong những cuộc trốn chạy, không ngừng hoạt động song chính việc kể lặp lại các sự kiện, thái độ, hành động khiến dòng trôi chảy của thời gian như ngưng đọng. Cách kể đó cũng gây cảm giác nhân vật ngày càng kiệt quệ trong nỗi đày ải dài đằng đẵng và dường như chỉ có cái chết mới chấm dứt được cơn ác mộng này. Một số chi tiết trong Người đi vắng cũng được lặp lại rất nhiều lần như tiếng mọt, tiếng chuông ở cổ con ngựa kêu lanh canh (các chi tiết lặp lại này đã trình bày trong mục 4.1.1.1) (tiếng mọt được nhắc đi nhắc lại chín lần ở các trang 365, 398, 399, 434, 478, 481, 525, 562, 571). Có lúc đó là âm thanh thật của thực tại nhưng cũng có lúc đó là ảo giác của 144 nhân vật về âm thanh mà Thắng đã nghe trước đó, như lúc đang ở cơ quan Thắng vẫn “nghe thấy tiếng mọt nghiến mơ hồ” “từ nơi xa xăm vẳng lại” <214, tr.571>. Kĩ thuật lặp lại này còn được Nguyễn Bình Phương sử dụng trong cuốn tiểu thuyết trước đó là Những đứa trẻ chết già. Tiếng lọc cọc của chiếc xe trâu, tiếng “vắt diệt” của gã đánh xe vang lên nhiều lần trong khung cảnh im lìm giữa dòng hồi ức thao thiết của nhân vật “ông” qua mỗi phần Vô thanh. Sự lặp lại n lần sự việc xảy ra n lần ở các cuốn tiểu thuyết này khiến thời gian như ngừng trôi, đi vào vĩnh cửu, gây ấn tượng về sự mỏi mệt rã rời. Trong Những đứa trẻ chết già còn có sự lặp lại số phận nhân vật qua các đời của một dòng họ. Nhân vật “ông” trong Vô thanh là anh họ Trường hấp. “Ông” có một em gái, lúc học năm cuối trường sư phạm thị xã thì có bầu. Đến con của Liêm, cháu Trường hấp cũng lặp lại như vậy, Liêm có hai con, Hải và Loan, Loan có bầu rồi bỏ học khi đang học trường sư phạm. Chi tiết cô em gái ngồi vét cơm nguội ăn khi anh trai đến tìm và đứa anh kêu đói đều có trong hai đời. Hai điểm thời gian quá khứ thật xa (“ông” và em gái) và hiện tại thật gần (Hải và em gái) như chạm vào nhau. Thời gian trôi nhanh đến mức tưởng như không hề suy chuyển. Vòng tròn thời gian là vòng tròn định mệnh, từ thế hệ này qua thế hệ khác, con người không thể bứt ra, không thể trốn tránh mà buộc phải chấp nhận. Cách xây dựng thời gian vòng tròn của Nguyễn Bình Phương gợi nhớ đến tính phi thời gian trong Trăm năm cô đơn của G. Márquez. Yếu tố được lặp lại đôi lúc hóa thành nỗi ám ảnh khôn nguôi, khiến nhân vật hoang mang kinh hãi. Ở Thoạt kỳ thủy có “lời câm” của Tính, đánh dấu bằng kiểu chữ in nghiêng. Toàn bộ tiểu thuyết có hai mươi hai “lời câm” thì có mười lăm “lời câm” có nhắc đến trăng, trong đó có những đoạn ngắn nhưng hình ảnh trăng lặp lại liên tục: “Biết nó là trăng, trăng xanh đen, rỗ chi chít. Mặt trăng nằm trên cỏ, hơi võng ở giữa làm các ngọn cỏ run lên. Run lên run lên. Mắt chó vàng như trăng. Những con kiến kềnh càng đã tràn đến, bu quanh mặt trăng. Anh Hưng bảo đói thì rán trăng mà ăn. Ở đây không có chảo. Mỡ cũng chẳng có. Sao lại tệ đến thế nhỉ. Đây nữa này. Đây lại là trăng nữa này. Mẹ khỉ. To đến thế là cùng. Sướng thật” <205, tr.42>. Không chỉ Tính mà Hưng, ông Phùng thỉnh thoảng cũng bị nhiễu loạn bởi trăng trong những lời lảm nhảm: “bị mắt Tính rọi thẳng, Hưng líu lưỡi, thổ ra một câu: - Mắt chó vàng như trăng” <205, tr.33>; “ông Phùng cười ằng ặc, tợp nốt chỗ rượu, nằm vật ra đất, mồm lảm nhảm: - Mắt chó vàng như trăng, mắt chó vàng như trăng” <205, tr.54>. Ánh trăng còn được nhắc đến nhiều lần tạo nên khung cảnh mênh 145 mông rợn ngợp: “Trăng lại đến. Rộng mênh mông, mênh mông” <205, tr.54>, “Trăng u u rơi xuống mặt sông. Sương lên sương lên” <205, tr.36> Tần suất lặp lại dày đặc thu hút hầu như toàn bộ sự chú ý đến hình ảnh được lặp lại, mọi đường nét của đời sống xung quanh, trong đó có thời gian hiện thực như mờ đi. Nếu cách lặp lại theo tuần tự như trong Giữa vòng vây trần gian gợi cảm giác về thời gian dằng dặc vô tận thì cách lặp lại bất chợt như trong Thoạt kỳ thủy lại gây ấn tượng về sự hỗn độn, mù mịt của thời gian. Có lúc, những lần lặp lại không mang bản chất như khi nó diễn ra ban đầu mà bổ sung thêm những ý nghĩa mới. Nhân vật “tôi”, nhà báo Chu Quý trong Đi tìm nhân vật đến phố G. hai lần để tìm hiểu về cái chết của thằng bé đánh giày vô danh bé mọn nào đó. Trong lần trở lại thứ hai, “tôi” lần lượt tìm đến những nơi đã từng đến là cửa hiệu bán đồ lót phụ nữ, quán nước của bà cụ phúc hậu, quán bar “Cảm giác thiên đường”, song trong lần trở lại này mọi băn khoăn của anh ta không còn hướng về chú bé đánh giày mà đó chỉ là cái cớ để anh ta đi tìm chính mình. Kiểu trần thuật n lần những gì xảy ra n lần có thể đưa đến nhiều dư vị khác nhau về thời gian trong từng tác phẩm. Việc lặp lại nhiều lần những sự việc lặp lại nhiều lần tạo ra sự giống nhau của các hành động, sự kiện diễn ra ở những thời điểm khác nhau đã hòa trộn thời gian, thời gian hiện thực, cụ thể trở nên nhòe mờ, khó phân định. Một kĩ thuật trần thuật khác cũng có thể gợi nên thời gian huyền thoại là trần thuật n lần những gì xảy ra một lần. Ở Và khi tro bụi, cái chết của người chồng được kể lại nhiều lần: “Chồng tôi mất vì xe rơi xuống núi, ở một đoạn đèo, trong một đám sương mù, khoảng 5 giờ một buổi chiều tháng 11” <210, tr.7>; “() Nhưng vào ngày chồng tôi chết ()” <210, tr.24>. “Tôi nhớ lại cảm giác thanh bình ngắn ngủi lúc đi trong đám sương mù bất chợt sa xuống thành phố. Cảm giác đó chỉ có vài phút, nhưng khó quên. Hay là chồng tôi cũng đi vào một đám sương mù trên núi, cũng được bao bọc trong một sự thanh bình mênh mông như vậy, và không muốn ra khỏi đám sương mù ấy nữa?” <210, tr.42>. “Tôi sẽ đi vào đám sương mù của tôi, sẽ tan ra trong đó. Như chồng tôi đã đi vào đám sương mù của anh ấy một buổi chiều tháng mười (..) <210, tr.46> “Chúng tôi cưới nhau được hai năm chồng tôi mất vì xe rơi xuống núi, ở một đoạn đèo, trong một đám sương mù” <210, tr.118>. 146 “Người tôi yêu lái xe vào một đám sương mù” <210, tr.176>. Câu chuyện ấy được An Mi trở đi trở lại nhiều lần như nỗi ám ảnh khôn nguôi. Ám ảnh bởi đó là thời điểm An Mi mất đi sợi dây nối kết mình với cuộc đời và cũng bởi sự phi lí của cái chết ấy. Thường những điều không rõ ràng sẽ khiến con người bận tâm hơn những gì đã sáng rõ. Cũng như ở kĩ thuật lặp lại đã nói trên, việc lặp lại nhiều lần làm cho tính hiện thực mờ nhạt dần. Dấu ấn thời gian lặn sâu vào cảm giác. Câu chuyện hiện thực về cái chết của người chồng dần nhuốm màu huyền thoại. Nó không còn là sự kiện đã xảy ra trong hiện thực nữa mà chuyển thành tâm tưởng, hồi ức, thậm chí là ảo giác, là cái cớ để những ẩn ức, những thiếu hụt của nhân vật nương vào. Sau cái chết của người chồng, An Mi cũng tìm đến cái chết. Cái chết của chồng, cái chết của “tôi” được nhắc lại rất nhiều lần: “Đáng lẽ tôi nên chết đi trong vòng hai tuần sau khi chồng tôi chết. Chết lúc chưa tin rằng anh ấy không còn; lúc chưa kịp hiểu cái chết có thật. Lúc còn chưa chịu nhận mình bất hạnh. Chết vào một trong những đêm ngủ thức giấc không thấy buồn vì tưởng chồng còn nằm gần bên; lúc còn hoảng loạn, ngày còn mơ màng nhìn thấy bóng của anh ở mọi góc phố, tối còn nhìn thấy cái đốm sáng nhỏ từ điếu thuốc anh đang hút, thấy làn khói mỏng vương lại không muốn tan đi. Chết không hề biết rằng cái chết cần được hiểu. Nhưng tôi đã không chết vào những ngày đó. Không còn có thể có cái chết mông lung, tím ngắt ở giữa trung tâm cơn gió xoáy của nỗi bi thảm. Chỉ còn lại cái chết được chọn lựa. Nó cần được hiểu, cho dù người hiểu nó chỉ là tôi mà thôi” <210, tr.11-12>. Suy tư về cái chết lặp đi lặp lại tràn ngập từng khoảnh khắc, phủ bầu không khí ảm đạm, mịt mù tang tóc từ trang đầu đến trang cuối của cuốn tiểu thuyết. Trong Chinatown, Thuận cũng sử dụng kĩ thuật này. Những sự việc nhân vật “tôi” kể đi kể lại nhiều lần đều chỉ diễn ra một lần trong quá khứ (chuyện Thụy bỏ đi, chuyện gặp Thụy). Cách lặp lại đó ngoài việc tạo tính chất mù mờ về không gian còn khiến thời gian đứt gãy hỗn độn. Về kĩ thuật lặp lại trong tiểu thuyết Chinatown, luận án đã trình bày trong mục 3.3.1. Với những nhân vật hiện hữu bằng dòng chảy ý thức như An Mi hay “tôi” trong Chinatown việc lặp lại nhiều lần một chi tiết, một sự kiện nào đó bắt nguồn từ những nỗi ám ảnh không lối thoát, có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ cuộc đời nhân vật kể từ khi xảy ra biến cố. Các nhịp thời gian chồng chéo, rối bời khiến thời gian tác phẩm không còn là thời gian biên niên lịch sử nữa mà là thời gian huyền thoại, thời gian tâm lí, tâm linh, qua đó cho thấy đời sống tinh thần nặng nề, đầy day dứt và ám ảnh của con người hiện đại. 147 Tiểu kết: Đã qua rồi thời kì của văn học mô phỏng, giải thích thế giới, các nhà văn hướng vào biểu hiện, sáng tạo hiện thực trong tính phức tạp và phiến đoạn. Ý thức và nỗ lực đó thể hiện rõ ở việc sử dụng thủ pháp huyền thoại để xây dựng không gian, thời gian mới mẻ, táo bạo nhằm phơi bày cảm quan hiện sinh của con người trong xã hội hiện đại. Để xây dựng không gian huyền thoại các nhà văn Việt Nam đương đại thường sử dụng kĩ thuật giải huyền thoại bằng cách tái tạo các motif huyền thoại hoặc các câu chuyện, các nhân vật huyền thoại theo tinh thần mới, khác hẳn bản chất ban đầu. Bên cạnh đó, những kĩ thuật viết mới nhằm huyền thoại hóa không gian hiện thực cũng được sử dụng. Đó là sự biến dạng, nghịch dị hóa không gian, sự mờ hóa bởi thủ pháp lặp lại, là sự ảo hóa bởi sự xâm nhập của không gian cõi âm, không gian tâm lí, tâm linh. Cũng như không gian, thời gian cũng được huyền thoại hóa bằng các kĩ thuật khiến thời gian chuyện bị biến dạng, lạ hóa gây cảm giác bất an, xa lạ. Thời gian niên biểu trở nên mơ hồ, bất xác định, quá khứ, tương lai được kéo về hội tụ ở hiện tại khiến tính chất tuyến tính của sự kiện biến mất. Một kĩ thuật thú vị cũng được một số nhà văn sử dụng khá thành công là lối trần thuật lặp lại cho thấy đời sống tinh thần đầy ám ảnh hoang mang của nhân vật. Có thể nói, việc sử dụng phương thức huyền thoại hóa không gian, thời gian đã mang lại hiệu quả nhất định trong việc phơi bày bản chất hiện sinh của con người hiện đại. Tồn tại trong không gian, thời gian mang tính huyền thoại huyền hoặc, mơ hồ bất định khiến trạng thái hiện sinh của con người trở nên u buồn và nghiệt ngã, khó tìm thấy giá trị hiện hữu đích thực trong hoàn cảnh mà việc xác định “điểm thời gian” tồn tại của mình cũng trở nên muôn vàn khó khăn. Cảm quan đó chính là trải nghiệm sinh tồn của con người Việt Nam trong xã hội hiện đại. 148 KẾT LUẬN 1. Chủ nghĩa hiện sinh ghi dấu trong lịch sử văn hóa nhân loại bởi một thứ triết học giàu tính nhân văn, có ý nghĩa thức tỉnh con người trăn trở về ý nghĩa cuộc sống và các hiện tượng phi lí trong xã hội. Trong thời đại con người bị đe dọa tha hóa đến tận cùng như thời đại ngày nay, những bài học về giá trị làm người của tư tưởng hiện sinh thực sự lay động tâm tư những con người khắc khoải tự do, khao khát dấn thân để tự quyết định số phận mình. Người ta cho rằng ngày nay thế giới đã bước vào thời hậu hiện đại và văn học cũng đang đi theo diễn trình đó. Tuy nhiên, khi quay trở lại xem xét chủ nghĩa hiện sinh - một trào lưu của chủ nghĩa hiện đại, có thể nhận thấy sự tương quan rõ nét giữa tâm thức hiện sinh và tâm thức hậu hiện đại về một số biểu hiện như hư vô, hoài nghi (phi lí), tính nhục thể Nói cách khác, các phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh được sử dụng để phản ánh trạng thái tinh thần của con người hậu hiện đại. Bởi vậy, khi văn chương bước vào khuynh hướng hậu hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh vẫn tiếp tục hiện tồn trong cảm quan của các nhà văn cho dù họ có ý thức hay không. Có thể nói rằng giữa tinh thần hiện sinh và tinh thần hậu hiện đại không có nhiều điểm khác biệt bởi hậu hiện đại đề cập đến các vấn đề về số phận con người trong thời đại kĩ trị mà những gì thuộc về thân phận con người lại chính là trung tâm của chủ nghĩa hiện sinh. Sự khác nhau giữa hai trào lưu này, trong văn học, chỉ là ở vấn đề thi pháp. 2. Văn xuôi Việt Nam đương đại từ sau 1986 đến nay đã thực sự trải qua một cuộc chuyển động sôi nổi, mạnh mẽ, mang lại diện mạo mới cho nền văn học theo xu thế chung của văn học thế giới. Trong tình hình đó, sự trở lại của chủ nghĩa hiện sinh là một cuộc tái sinh mới mẻ và thú vị, góp phần thể hiện sự chuyển biến trong quan niệm về văn chương, thể loại cũng như những vấn đề quan trọng khác của văn học. Chưa thể khẳng định về dòng văn học hiện sinh, nhưng đã có thể nói về những yếu tố, những dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại. 3. Về mặt tiền đề, so với thời điểm ra đời của chủ nghĩa hiện sinh ở phương Tây, sự xuất hiện trở lại của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học thế giới nói chung và trong văn xuôi Việt Nam đương đại nói riêng có nhiều điểm khác biệt, song bên cạnh đó vẫn có điểm tương đồng lớn mang ý nghĩa quyết định về trạng thái tinh thần của thời đại. Hai bối cảnh khác nhau (bối cảnh hậu công nghiệp phương Tây và bối cảnh hậu chiến Việt Nam) nhưng dẫn tới trạng thái chung là khủng hoảng tinh thần và nỗi hoang mang bản thể. Với nhu cầu thể hiện đời sống tinh thần và thân phận con người trong thời đại nhiều suy tư này, chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại không hoàn toàn là kết quả trực tiếp từ luồng gió tư tưởng của các nhà hiện sinh 149 phương Tây thế kỉ XIX - XX mà còn là sự đồng điệu, gặp gỡ giữa tinh thần thời đại, cảm thức về thân phận trong sáng tác của các nhà văn với tư tưởng của triết thuyết này. Thêm vào đó, sự vận động của bản thân nền văn học, đặc biệt sự phát triển của hoạt động dịch thuật, sự thay đổi của nhu cầu người đọc cũng đã góp phần tạo tiền đề quan trọng dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại. Nói như vậy cũng có nghĩa rằng nhà văn khi thể hiện các yếu tố của tinh thần hiện sinh không nhất thiết phải là những nhà hiện sinh chủ nghĩa hoặc đơn giản hơn, biết nhiều đến triết học hiện sinh, nói như Gordon E. Bigelow, “Faulkner có thể chưa bao giờ đọc Heidegger, người từng tìm cách chứng tỏ thời gian tồn tại bên trong con người và lệ thuộc vào kinh nghiệm độc nhất của anh ta về nó, hơn là nằm bên ngoài anh ta. Nhưng vẫn hoàn toàn hợp lí khi gọi các quan điểm về thời gian và cuộc đời của Faulkner mang tính chất hiện sinh trong cuốn tiểu thuyết này (Âm thanh và cuồng nộ - NTH) của ông, bởi vì trong những năm gần đây, các lí thuyết gia hiện sinh đã mang đến cho các quan điểm ấy một cái tên và một nơi cư trú”<15>. Như với Faulkner, điều đó cũng đúng khi xét đến các nhà văn Việt Nam đương đại. 4. Những chủ đề cơ bản, quan trọng nhất của chủ nghĩa hiện sinh thể hiện trong văn xuôi Việt Nam đương đại trước hết ở cái nhìn về thân phận con người thông qua việc xây dựng các nhân vật mang những trạng thái tâm thức đặc thù. Đó là nhân vật vong thân, cô đơn, nhân vật dấn thân, nhân vật bản năng và nhân vật mang ám ảnh về cái chết. Qua các nhân vật này có thể thấy quan niệm của các nhà văn về hai con đường của con người trong cuộc hiện sinh là suy tư về thực trạng, bản chất đời sống và hành động quyết liệt để đạt đến hiện hữu đích thực. Qua đó cũng có thể thấy rằng các nhà văn Việt Nam đã chạm đến những vấn đề về bản thể và hiện tồn vốn đang trở thành trọng tâm của văn chương thế giới. Khác với tinh thần hiện sinh trong văn học miền Nam trước 1975, trong văn xuôi Việt Nam đương đại cái nhìn về đời sống bình thản hơn, lãnh đạm hơn, bởi vậy, những nỗi cay đắng của con người không quay quắt, bi ai mà mang hơi hướng black - houmour. Cũng nỗi bi thảm, chua xót về thân phận con người, nhưng trong thời đại mới, cách thể hiện của con người về nỗi đau đã khác trước. Tuy nhiên, có thể nói, so với văn học hiện sinh phương Tây và kể cả một số nước Châu Á khác, tính phổ quát khi thể hiện tinh thần hiện sinh trong tác phẩm của các nhà văn Việt Nam chưa cao. Nói cách khác, các nhà văn phương Tây khi sáng tác luôn cảm nghiệm, ý thức sâu sắc về xã hội, hiểu rõ căn nền xã hội mình đang sống để từ đó luôn đặt vấn đề cá nhân trong tương quan với vấn đề xã hội. Tầm nhìn rộng khiến tác phẩm của họ thoát khỏi tính vụn vặt, nhỏ lẻ cá nhân để vươn lên mang tầm thời đại. 150 Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, chưa có nhiều tác phẩm đạt được giá trị đó. 5. Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, huyền thoại được các nhà văn sử dụng với nhiều cấp độ, nhiều hình thức để chuyển tải tinh thần hiện sinh. Phương thức huyền thoại tạo nên kiểu không gian huyền thoại, thời gian huyền thoại đầy biến ảo như chính bản chất biến ảo, phi lí của đời sống. Các thủ pháp giải huyền thoại (bằng tái tạo các motif, các câu chuyện, nhân vật huyền thoại), tạo lập huyền thoại (bằng huyền thoại hóa không gian hiện thực), xây dựng không gian mê cung tạo nên không gian huyền thoại hư hoặc. Vận dụng lí thuyết tự sự của G. Genette, luận án làm rõ các kĩ thuật mờ hóa, xáo trộn thời gian như kĩ thuật tạo tính bất xác định của thời gian niên biểu, tạo sự sai trật tự niên biểu và kĩ thuật lặp lại, cho thấy tính chất huyền thoại như một trong những đặc trưng của thời gian trong văn xuôi Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, trong văn xuôi Việt Nam đương đại, có thể nói chưa có nhiều những tác phẩm mang tính biểu trưng cao, mà tính biểu trưng được xem là đặc điểm cơ bản của huyền thoại. Hầu như chỉ có một số tác giả thực sự có ý thức và đã phần nào làm được điều này như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Danh Lam (Giữa vòng vây trần gian). Tính chất huyền thoại phần lớn chỉ thể hiện ở chi tiết, chưa trở thành cảm quan và cấu tứ nghệ thuật mà nhiều nhà văn trên thế giới như G. Marquez, F. Kafka, Haruki Murakami, Cao Hành Kiện từng rất thành công. Song không thể phủ nhận phương thức huyền thoại hóa đã góp phần không nhỏ trong việc làm phong phú thêm cách thức thể hiện hiện thực và thân phận con người trong văn xuôi Việt Nam đương đại. 6. Khi thể hiện tinh thần hiện sinh, một số nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Đoàn Minh Phượng đã phần nào đạt đến sự thấu triệt nhất định, từ đó tạo nên thế giới nghệ thuật khá thuyết phục về mặt nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Song bên cạnh đó ở một số tác phẩm sự thể hiện các yếu tố hiện sinh còn gượng ép, chưa mang đến hiệu quả tư tưởng và thẩm mĩ cần có như tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc (Nguyễn Danh Lam), Xác phàm (Nguyễn Đình Tú), các tiểu thuyết của Đỗ Phấn 7. Chỉ ra những yếu tố của tư tưởng hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại cũng như phương thức nghệ thuật tiêu biểu để thể hiện tinh thần hiện sinh, luận án đã chỉ ra những khả dĩ và hạn chế của các nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, văn xuôi Việt Nam vẫn đang trên con đường đổi mới để đi đến giới hạn triệt để hơn nữa, sẽ còn nhiều tác phẩm mới ra đời thể hiện tâm thức thời đại, cùng với đó là nhiều phương thức nghệ thuật khác được vận dụng. Vì vậy sẽ còn nhiều hứa hẹn thú vị và bất ngờ đòi hỏi cần được tiếp tục nghiên cứu về khuynh hướng này trong văn xuôi Việt Nam đương đại. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thái Hoàng, Không gian huyền thoại trong văn xuôi Việt Nam đương đại, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 12/2014. 2. Nguyễn Thái Hoàng, Sự trở lại của khuynh hướng hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại, Tạp chí Cửa Việt, số 249, tháng 6/2015. 3. Nguyễn Thái Hoàng, Sự gặp gỡ của một số motif trong tiểu thuyết Giữa vòng vây trần gian (Nguyễn Danh Lam) và Người đàn bà trong cồn cát (Kobo Abe), Tạp chí Sông Hương, số 318, tháng 8/2015. 4. Nguyễn Thái Hoàng, Thế giới vô thức trong văn xuôi Việt Nam đương đại, Tạp chí Cửa Việt, số 253, tháng 10/2015. 5. Nguyễn Thái Hoàng, Thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, số 1/2016. 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. R. M. Albérès (2003), Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học Âu Châu thế kỉ XX 1900 - 1959 (Vũ Đình Lưu dịch), Nxb Lao động. 2. Huỳnh Phan Anh (1972), Duyên Anh tuổi trẻ mộng và thực, Vàng Son xuất bản, Sài Gòn. 3. Thái Phan Vàng Anh (2010), Những cái tôi kể chuyện trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 62A, tr. 31-36. 4. Thái Phan Vàng Anh (2012), Con người hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam mười năm đầu thế kỉ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (8), tr. 53 - 61. 5. Thái Phan Vàng Anh (2013), Các khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 771. 6. Thái Phan Vàng Anh (2015), Khuynh hướng hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, số 820. 7. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 8. Lại Nguyên Ân, Thần thoại, văn học, văn học huyền thoại, 9. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 10. R. Barthes (1997), Độ không của lối viết (Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu), Nxb Hội nhà văn. 11. R. Barthes (2003), Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể (Tôn Quang Cường dịch từ bản tiếng Nga), Tạp chí văn học nước ngoài, số 1, tr.110 -115. 12. R. Barthes (2008), Những huyền thoại (Phùng Văn Tửu dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội. 13. Lê Huy Bắc (2006), Nghệ thuật F. Kafka, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Hoàng Ngọc Biên (1969), Mười nhà văn Pháp hiện đại, Nxb Trình bày, Sài Gòn. 15. Gordon E. Bigelow (2007), Đôi nét về chủ nghĩa hiện sinh (Cao Hùng Lynh dịch), 16. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ bản, NXB Giáo Dục, HN. 17. Nguyễn Thị Bình (2007), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái quát, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2. 153 18. Nguyễn Thị Mai Chanh (2001), Siêu thực và hiện sinh trong tập thơ văn xuôi “Cỏ dại” của Lỗ Tấn, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 9, tr.65-73. 19. Lê Kim Châu, Một số tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh thế kỉ XX &esrc=s&sa=U&ei=4ZIGVLKl
Bd
DN8g
Wkx
YL4CA&ved=0CBIQFj
AA&usg=AFQj
CNEx
Y3za
Xb5TFH0ZII0Hin
Bph
Ply
Jg 20. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, (Phạm Vĩnh Cư dịch), Trường viết văn Nguyễn Du - NXB Đà Nẵng. 21. Lê Phương Chi, Loạn của Chu Tử, Tin Sách 9/1964. 22. Thạch Chương (1960), Trình bày và phê bình hai quan điểm nổi loạn của Albert Camus, Tạp chí Sáng tạo, số 3, tr. 68 - 87. 23. Jacques Colette (2011), Chủ nghĩa hiện sinh thế giới (Hoàng Thạch dịch), Nxb Thế giới. 24. Pierre Daco (1999), Giải mã những giấc mộng qua ánh sáng Phân tâm học, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 25. Nguyễn Văn Dân (1997), Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại - vài nhận xét tổng quan, Tạp chí Văn học số 2. 26. Nguyễn Văn Dân (2010), Sức sống dai dẳng của kĩ thuật “dòng chảy ý thức”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8, tr. 17-29. 27. Nguyễn Văn Dân (2002), Văn học phi lí, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 28. Chu Xuân Diên (2009), Để góp phần nghiên cứu huyền thoại và thi pháp huyền thoại trong sáng tác văn học &view=article&id=337:-gop-phn-nghien-cu-huyn-thoi-va-thi-phap-huyn-thoi-trong-sang-tac-vn-hc&catid=94:ly-lun-va-phe-binh-vn-hc&Itemid=135 29. Trâ