Thiết kế nội thất thư viện là một trong số nhiều công trình thuộc trường học. Không phải là nơi diễn ra hoạt động học tập thường xuyên, nhưng thư viện cũng có thể coi là một trong số các công trình biểu tượng.

Bạn đang xem: Thiết kế thư viện trường học

Lượng kiến thức đến từ sách là không có giới hạn, nhưng đã có những sự thay đổi đáng kể. Ngày nay, khi văn hóa đọc chuyển từ sách truyền thống sang sách điện tử và sách nghe, thì việc mọi người lui tới thư viện không còn quá phổ biến nữa. Song đối với các trường học, hay với người làm nghiên cứu khoa học, thư viện và đọc sách là điều không thế nào thay thế được. Sự thu hút của thư viện không chỉ đến từ những đầu sách có trên giá, mà còn đến từ vẻ đẹp của đồ nội thất.

*
Nội thất đẹp tạo thành một trong những sức hút của thư viện (Ảnh minh họa)

Thiết kế nội thất phù hợp với quy mô và mục tiêu

Bất cứ thư viện nào, thư viện cộng đồng hay thư viện trường học đều cần có những ý tưởng thiết kế trước khi thực hiện. Cho dù ý tưởng là gì, điều đầu tiên cần lưu ý chính là quy mô của thư viện. Tất cả mọi chi tiết đều phải hài hòa và ăn khớp với nhau.

Đối với thư viện cộng đồng, hãy tập trung vào việc tối ưu số lượng ghế ngồi. Bởi ngoài học sinh, sinh viên, đây còn là nơi đón tiếp rất nhiều vị khách mỗi ngày. Việc xen kẽ vị trí ngồi với giá sách có thể mang lại diện mạo thật sự mới mẻ. Còn đói với thư viện trường học, hãy cân nhắc tới tổng thể các công trình trong trường học, lối kiến trúc vốn có và phong cách mà trường đang hướng tới. Một trường học có nội thất và kiến trúc cổ điển sẽ hơi kỳ cục nếu sở hữu một thư viện có thể ví như là “thế giới tương lai”.

*
(Ảnh minh họa)

Nguyên tắc khi thiết kế nội thất thư viện

Cho dù bạn đang có ý tưởng gì trong đầu, hãy nhớ rằng thư viện là công trình tồn tại lâu dài với thời gian. Do vậy, cần ghi nhớ một số quy tắc dưới đây:

Kế hoạch nội thất là một phần của thông điệp tiếp thị của bạn – đừng để sở thích cá nhân chiếm lĩnh
Đưa ra lựa chọn thực tế và bền vững. Hãy đặt câu hỏi nó sẽ trông tốt như thế nào trong mười năm nữa? Sử dụng lý thuyết màu sắc cổ điển để nó không trở nên lỗi thời sau một vài năm
Tạo sự chào đón cho tất cả người dùng, không tạo ra các không gian dẫn tới cảm giác bị xa lánh
Quản lý không gian rộng lớn bằng cách tạo các gian nhỏ hơn, thân mật hơn bằng cách sử dụng thảm, bàn, ghế ngồi và đèn
Chọn đồ nội thất thoải mái và phù hợp với nhu cầu của đối tượng phục vụ
Với thiết kế độc đáo, sáng tạo, nhiều thư viện được công nhận là di tích lịch sử và trở thành tòa nhà mang tính biểu tượng của trường.

Hãy cùng ngắm 10 thư viện trường học đẹp nhất thế giới dưới đây.

Thư viện Mỹ thuật Fisher nằm trong khuôn viên Đại học Pennsylvania, Mỹ. Thư viện được hoàn thành năm 1891, trở thành Di tích Lịch sử Quốc gia năm 1985. Kiến trúc sư người Philadelphia, ông Frank Furness, đã thiết kế thư viện này theo phong cách Gothic cổ kính. Phía bên ngoài tòa nhà được bao quanh bằng gạch ngói đỏ, gợi nhớ về những nhà máy ở Philadelphia thời kỳ cũ. Ảnh: ISM Bags.Được xây dựng năm 1488, thư viện Duke Humfrey lâu đời nhất trong hệ thống thư viện Bodleian tại Đại học Oxford, Anh. Thư viện được đặt tên theo Công tước xứ Gloucester, Humphrey. Ông là người am hiểu về văn học. Năm 1447, ông tặng bộ sưu tập 281 quyển sách cho Đại học Oxford. Nhờ kiến trúc đồ sộ, cổ kính, thư viện Duke Humfrey được chọn làm nơi ghi hình cho bộ phim đình đám Harry Potter. Ảnh: Lux Review.
*
Suzzallo là thư viện trung tâm của Đại học Washington, Mỹ, được đặt tên theo Henry Suzzallo, cựu chủ tịch Đại học Washington. Theo Architectural Digest, thư viện Suzzallo được kiến trúc sư Carl F. Gould Sr. và Charles H. Bebb thiết kế theo phong cách Gothic cổ kính. Các bức tường bên trong được trang trí bằng đá đúc tinh tế, giá sách làm bằng gỗ sồi. Ảnh: The Guardian.
*
Được hoàn thành năm 1878, thư viện Peabody là sản phẩm của kiến trúc sư Baltimore Edmund G. Lind, phối hợp Nathaniel H. Morison, Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Johns Hopkins, Mỹ. Thư viện được thiết kế theo lối kiến trúc cổ điển, gồm 5 tầng, ban công và các bức tường đá được chạm khắc tỉ mỉ, giống lâu đài cổ kính giữa thành phố hiện đại. Nơi đây có hơn 300.000 đầu sách về các lĩnh vực tôn giáo, nghệ thuật, kiến ​​trúc, lịch sử, văn học, khoa học, du lịch. Ảnh: 20 Minuten.
*
Joe và Rika Mansueto là thư viện mới nhất của Đại học Chicago, Mỹ. Nó là sản phẩm của kiến trúc sư Helmut Jahn, được đặt tên theo hai cựu sinh viên thành đạt của trường, Joe Mansueto và Rika Mansueto. Kể từ khi được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2011, thư viện Joe và Rika Mansueto nhận được nhiều giải thưởng lớn nhờ thiết kế mái vòm độc đáo, hiện đại. Ảnh: Arch
Daily.
*
Thư viện Uris là tòa nhà cổ kính nhất tại Đại học Cornell, Mỹ. Theo Architectural Digest, thư viện Uris là sản phẩm của sinh viên ngành kiến trúc đầu tiên của trường, ông William Henry Miller. Thư viện có sức chứa lên đến 30.000 đầu sách, gồm sách in và sách điện tử. Ảnh: Cornell University.
*
Tọa lạc tại Đại học California, Mỹ, thư viện Clark là nơi lưu trữ những cuốn sách và bản thảo quý hiếm về báo chí, văn học và lịch sử Anh. Thư viện được đặt tên theo nhà từ thiện William Andrew Clark Jr. Ông là người thu thập và đóng góp những đầu sách hiếm cho thư viện. Ảnh: Architectural Resources Group.
*
Thành lập năm 1328, Sorbonne là thư viện liên trường ở Paris, Pháp. Cụ thể, đây là thư viện chung của Đại học Panthéon-Sorbonne, Đại học Sorbonne-Nouvelle, Đại học Sorbonne, Đại học Paris Descartes và Đại học Paris Diderot. Hiện nay, thư viện được Đại học Panthéon-Sorbonne quản lý, dựa theo thỏa thuận được các trường thống nhất vào năm 2000. Ảnh: Sociotramas.
*
Nằm trong khuôn viên của Đại học Trinity, Cambridge, Anh, thư viện Wren là nơi lưu trữ hơn 1.000 bản thảo thời trung cổ và các tác phẩm văn học Anh thế kỷ 18. Thư viện được xây dựng trong khuôn viên rộng rãi, có nhiều cửa sổ lớn, cung cấp đủ ánh sáng cho người đọc. Những bức tượng đá cẩm thạch đặt cạnh mỗi giá sách là tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ Louis-François Roubiliac. Ảnh: Forbidden Histories.

Xem thêm: Ca Dương Tính Mới Ở Tphcm - 3 Ca Nhiễm Biến Thể Mới Ba

*
Thư viện bản thảo và sách hiếm Beinecke là nơi lưu trữ những ấn phẩm của Đại học Yale, Mỹ. Đây là tác phẩm của kiến trúc sư người Mỹ Gordon Bunshaft. Nhằm giữ cho những cuốn sách không bị hư hại, ông đã sử dụng đá cẩm thạch, giảm thiểu ánh sáng bên trong thư viện. Nơi đây được mệnh danh là một trong những tòa nhà lớn nhất thế giới dành riêng cho những cuốn sách và bản thảo quý hiếm. Ảnh: Fisher Marantz Stone.Theo zingnews.vn

Nhằm gắn kết, hỗ trợ, đồng hành cùng lãnh đạo trường học và ngành giáo dục địa phương, DES Group đã phối hợp với nhiều


Read More »
Tháng Bảy 10, 2023Không có phản hồi

Chuỗi toạ đàm: “Talk với các nhà quản lý giáo dục”


Nhằm gắn kết, hỗ trợ, đồng hành cùng lãnh đạo trường học và ngành giáo dục địa phương, DES Group đã phối hợp với nhiều


Read More »
Tháng Bảy 6, 2023Không có phản hồi

“SCHOOL STAR – kiến tạo mùa hè sôi động và hạnh phúc”


Với chủ đề “Cội nguồn hạnh phúc của trẻ thơ”, chương trình “School Star 2023 – Gắn kết để phát triển” đã diễn ra sôi


Read More »
Tháng Sáu 25, 2023Không có phản hồi

Mùa hè cực chất với School Star


GD&TĐ – Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Một sân chơi độc đáo, vô cùng sôi động, hấp dẫn, sẽ diễn ra ngay


Read More »
Tháng Năm 12, 2022Không có phản hồi

22 The Debate Challenge LET’S DEBATE FOR INNOVATION


“For good ideas and true innovation, you need human interaction, conflict, argument, debate…” – Margaret Heffernan Tranh biện là một trong những kỹ năng thiết


Read More »
Tháng Tư 1, 2021Không có phản hồi

Khởi động cuộc thi tranh biện “The Debate Challenge” do DES Group triển khai và xây dựng nội dung


Ngày 31 tháng 3 năm 2021, tại Khách sạn Intercontinental Hanoi Westlake Tây Hồ, Hà Nội, cuộc thi tranh biện “The Debate Challenge” dành cho