Bạn đang xem: Kỹ năng tự học là gì
Tự học đã trở thành một kỹ năng thiết yếu hiện nay
1. Tự học là gì?Tự học không chỉ đơn thuần là một phong trào hay kỹ năng, nó thậm chí còn được xem là một chủ nghĩa với tên gọi đầy đủ là chủ nghĩa tự học (autodidacticism), tiếng Anh là self-education, để chỉ việc học một hay nhiều chủ đề mà người học có ít hoặc không có sự hướng dẫn chính thống nào.
Tự học có thể được hiểu một cách đơn giản là quá trình làm việc, nghiên cứu, tiếp thu kiến thức thông qua việc tìm tòi, khám phá từ chính bản thân mà không có sự hướng dẫn trực tiếp từ người khác.
Cho đến nay, vẫn chưa có một tài liệu chính thức nào định nghĩa cụ thể về tự học. Điều này cũng rất dễ hiểu khi việc học ngày nay đã trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Người học không cần thiết phải có sự hướng dẫn trực tiếp mà có thể tìm thấy mọi thứ thông qua các phương tiện như sách báo, truyền thông, internet, ...
Tuy nhiên, việc có quá nhiều phương tiện khác nhau cũng mang đến những vấn đề trái chiều như các thông tin không chính thống, kiến thức không nhất quán, người học cần có khả năng tìm kiếm, chọn lọc,... Có thể nói, tự học ngày nay đã trở thành một kỹ năng quan trọng mà không phải ai cũng có.
2. Vì sao cần có kỹ năng tự học?Có rất nhiều lý do mà một người cần trang bị kỹ năng này, dưới đây là những nguyên nhân chính:
Bổ sung kiến thức: Căn bản của việc học chính là trang bị cho người học kiến thức và tự học cũng không ngoại lệ. Dù bạn muốn học một kỹ năng mới hay tìm tòi, nghiên cứu để đào sâu vào lĩnh vực của mình thì tự học là không thể thiếu.
Chủ động trong việc học: Học tất cả mọi thứ là điều tốt nhưng không phải ai cũng có khả năng làm điều đó. Việc này sẽ làm tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và giảm hiệu quả của sự học. Tự học chính là giải pháp cho vấn đề này, bạn có thể chọn kỹ năng mà mình muốn học, kiến thức cần thiết cho công việc, cuộc sống.
Sử dụng thời gian hiệu quả: Trong thời đại bận rộn như hiện nay, thời gian được xem như “vàng”. Tự học không chỉ cho phép bạn chủ động trong việc học mà còn giúp bạn tiết kiệm vô số thời gian. Tất cả những gì bạn cần làm một thiết bị được kết nối internet như điện thoại, máy tính bảng, laptop và bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi.
Tăng khả năng tập trung: Khi tự học, người học thường không đến trường, lớp. Những tác động từ bên ngoài ít nhiều sẽ tạo ra ảnh hưởng, người tự học cần có sự tập trung cao để tiếp thu kiến thức và loại bỏ những thông tin không cần thiết từ bên ngoài. Theo thời gian, khả năng tập trung của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Rèn luyện ý chí và tinh thần: Bạn đã bao giờ muốn tự học một điều gì đó như chơi một nhạc cụ, làm chủ công cụ Excel, kỹ năng thuyết trình,... Những mục tiêu ban đầu có thể đơn giản nhưng đó chính là các bài tập để rèn luyện ý chí và tinh thần của bạn.
Song song với đó, tự học vẫn tồn tại một số nhược điểm như đòi hỏi tính tự giác, người học dễ bị phân tâm, sai định hướng. Để khắc phục những điều này, bạn nên tham khảo các bước dưới đây để quá trình tự học của mình đạt được hiệu quả tốt hơn.
3. Các bước rèn luyện kỹ năng tự họcCó rất nhiều phương pháp được chia sẻ, đây chỉ là một trong số đó và mang tính chất tham khảo.
Tự học là một kỹ năng cần được rèn luyện từng bước cụ thể
Bước 1: Bắt đầu với những mục tiêu nhỏTự học là một kỹ năng và để thuần thục nó bạn phải có sự tập luyện và tích lũy theo thời gian. Để bắt đầu tự học bạn không cần những mục tiêu quá xa vời như kiếm 100 triệu từ chứng khoán. Hãy chọn một khóa học phù hợp, đó có thể là một kỹ năng liên quan đến công việc của bạn hay một loại nhạc cụ mà bạn thích.
Bước 2: Lập kế hoạch cho việc họcTận dụng các khoảng thời gian trống vào giờ nghỉ, ngày cuối tuần, các thời điểm mà trước đây bạn chỉ dành để lướt web hay mạng xã hội. Lên một kế hoạch cụ thể, bạn đừng vội xem thường 5 phút, nếu bạn có thể duy trì việc học 5 phút mỗi ngày thì sau 1 năm bạn đã học được 1825 phút tương đương 30 giờ học.
Bước 3: Học đi đôi với hànhĐể ghi nhớ kiến thức tốt hơn, không gì khác ngoài việc thực hành chúng. Bạn không cần quá lo lắng về những bước đầu chập chững của mình vì tất cả mọi người đều như vậy, như câu nói “vạn sự khởi đầu nan”. Chỉ cần bạn thường xuyên thực hành những gì tự học, chắc chắn thành quả sẽ sớm đến.
Bước 4: Học thầy không tày học bạnTự học không có nghĩa là chỉ có mình bạn, đừng ngại ngùng kết nối với những người có cùng mối quan tâm với bạn. Ngày nay, chỉ cần lên Facebook là bạn có thể tìm thấy hàng nghìn các nhóm tự học nơi mọi người cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc học.
Bước 5: Chia sẻ kiến thức"Nếu bạn không thể giải thích vấn đề một cách đơn giản và dễ hiểu, thì bạn chưa hiểu vấn đề”. Albert Einstein nói.
Chia sẻ kiến thức với người khác giúp bạn ôn tập lại những gì đã học và cũng là bài kiểm tra cho “độ sâu” của việc tự học. Đừng ngần ngại giúp đỡ mọi người xung quanh, bạn có thể chủ động làm các công việc như hướng dẫn, trợ giảng,...
Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã hiểu được khái niệm và ý nghĩa của việc tự học. Vẫn còn rất nhiều nội dung thú vị sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC"s Blog, đừng quên đón đọc.
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAClà đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của
IIBAquốc tế. Ngoài các khóa học public,BACcòn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
Chọn nghề gì? Các công cụ khám phá bản thân Quản trị sự nghiệp trọn đời TIN TỨC Học bổng
Việc học không phải chỉ dừng lại ở ngưỡng cửa đại học và chấm dứt khi bạn đi làm, mà nó là cả một quá trình dài và chúng ta phải dành cả đời để học. Hiện nay nhiều người mặc dù đã đi làm cũng quyết định tiếp tục con đường học vấn để nâng cao trình độ và trau dồi thêm kiến thức chuyên môn. Với người đi làm kỹ năng tự học sẽ trở nên vô cùng hữu ích.Vậy kỹ năng tự học là gì? Nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kỹ năng này? Hãy cùng Hướng nghiệp mamnontuoithantien.edu.vn khám phá về kỹ năng này nhé!
1. Kỹ năng tự học là gì?
Kỹ năng tự học (Self-study skills) là quá trình tự trau dồi kiến thức không chỉ từ sách vở mà còn từ các trải nghiệm trong cuộc sống. Trí tò mò và óc ưa thích khám phá khiến bạn có thể học hỏi bất cứ điều gì từ công việc dù bạn tham gia ngành nghề nào như kế toán, kinh doanh, Marketing, lập trình,... để hoàn thiện bản thân. Là khả năng tư duy phân tích, phản biện và từ đó hình thành kiến thức mới. Đặc biệt, không chỉ có khả năng tự giải quyết vấn đề mà ta cũng cần kỹ năng tự đánh giá để biết rõ hạn chế cần khắc phục và rèn luyện cũng như tìm hiểu thông tin bổ sung.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng tự học là gì?
Nâng cao chuyên môn:Phát huy tinh thần tự học là cơ hội để bạn đào sâu hơn vào lĩnh vực bạn đang quan tâm. Một khi có nhiều kiến thức và thông tin chắc chắn chuyên môn của bạn sẽ ở một tầm cao mới. Kiến thức chuyên sâu là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp của bạn về sau này.Tăng hiệu suất công việc:Kiến thức và chuyên môn khi đã được cải thiện thì không thể nào hiệu suất công việc lại không tăng. Mọi vấn đề sẽ được bạn nhìn nhận sâu sắc hơn, nhạy bén hơn. Khi đã có nhiều phương án giải quyết, bạn sẽ lựa chọn cách thực hiện tốt nhất. Chắc chắn điều này sẽ làm bạn nổi bật hơn những người chỉ chăm chăm làm theo một hướng giải quyết định sẵn.Khám phá được năng lực bản thân:Khi nâng cao năng lực tự học, bạn sẽ bất ngờ với những giới hạn mà bản thân có thể chạm đến. Trước kia, bạn chỉ biết về công việc này ở một tầm rất thường; biết những điều mà ai cũng biết về nó. Nhưng khi ý thức tìm hiểu về nó một cách chủ động, bạn có thể sẽ có những sáng kiến vô cùng hay ho đấy.Là điểm cộng cho profile cá nhân:Tự trau dồi các kỹ năng khác, hay tự học thêm một chuyên ngành song song để lấy chứng chỉ sẽ rất có lợi cho công việc của bạn. Mọi nỗ lực và cố gắng của bạn sẽ tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua CV cá nhân. Bên cạnh đó, những kiến thức bạn học được có thể sẽ hữu ích có thể sẽ hữu ích không chỉ với công việc mà còn cho chính cuộc sống hàng ngày của bạn.3. Cách rèn luyện kỹ năng tự học
Lập kế hoạch, xác định mục tiêu
Khi đã đi làm, thời gian của bạn sẽ hạn hẹp hơn. Sẽ không có nhiều thời gian để bạn học những thứ “chỉ để cho vui”. Nên xác định mục tiêu là việc tự học này sẽ giúp ích gì cho công việc của bạn không?. Từ đó, bạn sẽ biết mình phải làm những gì để đạt được mục tiêu. Tránh trường hợp học lan man, tốn thời gian và công sức, thậm chí tiền bạc.
Chọn lọc thông tin, tài liệu thích hợp
Thông tin hiện nay cực kì nhiều đến mức “bão hoã”. Hãy chọn những nguồn tự học đáng tin cậy để đảm bảo tính chính xác. Không ai muốn học một nguồn tài liệu thiếu sót, sai thông tin.
Học đi đôi với hành
Với một người đi làm, kết quả học tập không chỉ được đánh giá qua điểm số. Thay vào đó, tính ứng dụng của kiến thức được đề cao hơn. Vì thế nên rèn luyện những gì mình học được bất cứ khi nào có thể. Tỷ lệ thời gian giữa luyện tập và nghiên cứu được khuyến khích là ⅔ (“Rule of Two-thirds”, Dylan Coyle). Có nghĩa là bạn chỉ nên dành khoảng ⅓ thời gian học để nghiên cứu về nó, còn lại là thực hành.
Xem thêm: Top 10 Cửa Hàng Phụ Kiện Trang Sức Hà Nội, Top 8 Shop Phụ Kiện Trang Sức Giá Rẻ Hà Nội
Tìm kiếm các đánh giá, phản hồi
Quá trình tự học sẽ rất hạn chế trong việc có được đánh giá từ người khác. Tuy nhiên bạn vẫn có thể nhờ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hoặc các nguồn khác bạn có. Đơn giản là để biết được sai lầm của bản thân và có chiến lược cải thiện phù hợp hơn về sau.
Lời kết
Hướng nghiệp mamnontuoithantien.edu.vnhy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tintại đâyhoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Phan Ngọc
Kỹ năng giao tiếp là gì? Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp tốt?
Kỹ năng học tập là gì? Làm thế nào để có kỹ năng học tập tốt?
Kỹ năng đặt mục tiêu là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt mục tiêu tốt?
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt câu hỏi tốt?
Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là gì? Làm thế nào để có kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng tốt?
Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm tốt?
Kỹ năng Đào tạo và huấn luyện là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Đào tạo và huấn luyện tốt?
Kỹ năng Công nghệ là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng Công nghệ tốt?
Kỹ năng chuyên môn là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng chuyên môn tốt?
Kỹ năng cân bằng cuộc sống là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng cân bằng cuộc sống tốt?