Có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao của mỗi quốc gia trên thế giới lại có sự khác nhau? Nếu câu trả lời là di truyền thì chưa hẳn! Người Hà Lan và người Đức có gen tương đồng với nhau nhưng người Hà Lan cao hơn. Thêm nữa, chiều cao chỉ là yếu tố phản ánh sức khỏe, nhưng tất cả các quốc gia đều muốn danh hiệu cao nhất, tại sao lại như vậy? Đất nước nào đang dẫn đầu thế giới về chiều cao? Cùng Làm sao để cao “giải mã” chiều cao trung bình của các nước trên thế giới là bao nhiêu nhé.

Bạn đang xem: Chiều cao trung bình của người châu á


Tóm Tắt Nội Dung
Tại sao chiều cao lại quan trọng đối với 1 quốc gia?
Yếu tố nào ảnh hưởng chiều cao của 1 quốc gia?
Chiều cao trung bình của các nước trên thế giới

Tại sao chiều cao lại quan trọng đối với 1 quốc gia?

Có thể nói chiều cao là sự phản ánh lòng tự tôn của một quốc gia. Trong đó, chiều cao giống như thước đo sức khỏe, điều kiện xã hội, sự phát triển kinh tế. Đó là lý do tại sao chiều cao lại quan trọng đối với một quốc gia.

*
Chiều cao phần nào thể hiện lòng tự tôn của quốc gia

Chiều cao là thước đo sức khỏe của quốc gia

Trong suốt thời thơ ấu, chiều cao phản ánh sự phát triển khỏe mạnh của một người. Điều này phần nào phản ánh chế độ dinh dưỡng và các yếu tố cơ bản ở tình trạng tốt. Chẳng hạn như những quốc gia có chế độ ăn nhiều protein hơn sẽ có nhiều khả năng có chiều cao trung bình tốt hơn.

Chiều cao như tấm gương phản chiếu sự hạnh phúc của xã hội

Chăm sóc sức khỏe tốt và dinh dưỡng tốt trong thời kỳ mang thai, thời thơ ấu có thể giúp một người đạt được sự phát triển tối đa khi trưởng thành. Hầu hết chúng ta chỉ cao lên chứ ít khi giảm tầm vóc, chỉ trừ những trường hợp nạn đói hoặc chiến tranh.

Chiều cao phản ánh tình trạng kinh tế

Theo các nhà kinh tế, những yếu tố như dinh dưỡng, phúc lợi xã hội là kết quả của tình trạng kinh tế. Do đó, sự phát triển chiều cao cũng phản ánh tình trạng kinh tế của đất nước.

Yếu tố nào ảnh hưởng chiều cao của 1 quốc gia?

Có sự khác biệt lớn về chiều cao của con người trên toàn thế giới. Sự phát triển chiều cao được quyết định bởi các yếu tố di truyền và môi trường sống.

Di truyền ảnh hưởng đến chiều cao

Chiều cao một phần được quyết định bởi sự tương tác của các gen khác nhau. Những đột phá khoa học gần đây cho cho thấy có khoảng 700 biến thể di truyền có liên quan đến chiều cao. Nếu các thành viên trong gia đình đều sở hữu chiều cao lý tưởng thì bạn cũng như vậy. Ngược lại, nếu các thành viên không cao lớn thì bạn chỉ có một cơ hội nhỏ để trở thành người cao.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến chiều cao

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định nhiều nhất đến chiều cao con người. Chúng ta chuyển đổi năng lượng hóa học được lưu trữ trong các thành phần dinh dưỡng đa lượng của thực phẩm thành năng lượng để hỗ trợ xương phát triển chiều dài.

*
Chế độ ăn uống là yếu tố dẫn đến sự cách biệt chiều cao giữa các quốc gia

Con người có thể thích nghi với chế độ ăn uống ít năng lượng hoặc thiếu dinh dưỡng bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng, dẫn đến còi cọc và hạn chế phát triển chiều cao khi trưởng thành. Do đó, khẩu phần ăn không đủ năng lượng sẽ dẫn đến chiều cao trung bình thấp. Đó cũng là lý do tại sao, mỗi quốc gia đều có sự cách biệt về chiều cao ngay cả khi bộ gen gần như tương đồng.

Sức khỏe cũng ảnh hưởng đến chiều cao

Sức khỏe, đặc biệt là thời thơ ấu có ảnh hưởng không nhỏ đến chiều cao của con người. Bệnh tật trong thời thơ ấu có thể hạn chế sự phát triển vì nó làm giảm sự sẵn có của các chất dinh dưỡng và tăng nhu cầu trao đổi chất.

Nhập cư là yếu tố mới ảnh hưởng chiều cao

Trong một nghiên cứu về những người nhập cư, sự khác biệt chiều cao giữa người bản xứ và người nhập cư đã được chứng minh là có sự thay đổi. Ở đây nói về việc di cư từ các nước nghèo sang nước giàu có thể dẫn đến sự thay đổi về chế độ ăn uống, chăm sóc sức khỏe từ đó tạo nên sự khác biệt chiều cao đối với các thế hệ sau.

Chiều cao trung bình của các nước trên thế giới

Như đã nói, sự khác biệt về chiều cao không chỉ do yếu tố di truyền mà còn do sự khác biệt về điều kiện sống. Nhìn toàn cảnh chiều cao trung bình của các nước trên thế giới, có thể thấy rõ sự khác nhau. Người châu Âu có chiều cao nổi bật nhất, tiếp theo là châu Úc. Người Nam Á và Đông Nam Á có xu hướng thấp nhất.

(* Theo thống kê từ World Data)

Châu Á

Châu Á rộng lớn và được chia thành nhiều khu vực khác nhau gồm Trung Á, Tây Á, Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á. Trong khi các nước thuộc khu vực Tây, Đông, Trung Á có chiều cao trung bình của nam từ 171cm và 160cm đối với nữ thì khu vực Nam và Đông Nam Á có phần kém hơn (166cm với nam và 155cm đối với nữ).

*
Chiều cao trung bình của người châu Á là 171cm – 160cm

Dưới đây là chiều cao trung bình của nam và nữ ở một số quốc gia châu Á tiêu biểu:

Nga: 176cm – 164cm
Thổ Nhĩ Kỳ: 176cm – 161cmẢ Rập: 173cm – 160cm
Iran: 175cm – 161cm
Trung Quốc: 175cm – 163cmĐài Loan: 173cm – 160cm
Nhật Bản: 172cm – 158cm
Thái Lan: 171cm – 159cm
Việt Nam: 168cm – 158cm
Indonesia: 166cm – 154cm

Châu Âu

Các nước châu Âu hiện đang dẫn đầu thế giới về chiều cao. Theo thống kê, các nước Tây Âu có chiều cao trung bình là 180cm với nam, 166cm đối với nữ. Tương tự, Nam Âu là 176cm – 163cm, Đông Âu là 178cm – 165cm và Bắc Âu là 179cm – 165cm.

*
Châu Âu là khu vực có chiều cao trung bình cao nhất thế giới

Dưới đây là chiều cao trung bình của nam và nữ ở một số quốc gia châu Âu tiêu biểu:

Hà Lan: 184cm – 170cm (Quốc gia cao nhất thế giới)Montenegro: 183cm – 170cm (Quốc gia cao thứ 2 thế giới)Estonia: 182cm – 168cm (Quốc gia cao thứ 3 thế giới)Đan Mạch: 182cm – 169cm
Bosnia và Herzegovina: 182cm – 167cm
Iceland: 181cm – 168cm
Cộng hòa Séc: 181cm – 168cm
Slovenia/ Slovakia/ Croatia: 181cm – 167cm
Thụy Điển: 180cm – 167cm
Phần Lan: 180cm – 166cmĐức: 180cm – 166cm
Thụy Sĩ: 179cm – 164cm

Châu Phi

Chiều cao trung bình của nam giới sống tại các quốc gia châu Phi là 169.6cm. Trong đó, chiều cao của nam trong từng khu vực là 169cm – Trung Phi và Nam Phi, 173cm – Bắc Phi, 167cm – Đông Phi và 170cm – Tây Phi.

Chiều cao trung bình của nữ giới tại các quốc gia châu Phi là 158.8cm. Trong từng khu vực, chiều cao sẽ có sự thay đổi khác nhau: 158cm – Trung Phi, 159cm – Nam Phi, 161cm – Bắc Phi, 157cm – Đông Phi và 159cm – Tây Phi.

*
Chiều cao của người dân châu Phi có sự khác biệt ở từng vùng

Dưới đây là chiều cao trung bình của nam và nữ ở một số quốc gia châu Phi tiêu biểu:

Morocco: 175cm – 161cm
Algeria: 174cm – 162cm
Ai Cập: 173cm – 160cm
Mauritius: 173cm – 159cm
Chad: 171cm – 162cm
Sudan/ Cameroon: 171cm – 160cm
Nigeria: 170 cm – 158cm
Kenya: 170cm – 159cm
Nam Phi: 169 cm – 158cm
Trung Phi: 168cm – 159cm

Châu Mỹ

Mỹ từng là quốc gia cao nhất thế giới, nhưng không lâu sau đó đã bị Hà Lan và các nước châu Âu “soán ngôi”. Nhìn chung, chiều cao trung bình của nam giới châu Mỹ vẫn giữ được phong độ là 173.5cm. Trong khi đó, chiều cao trung bình của nữ giới là 160.25cm.

Dưới đây là chiều cao trung bình của nam và nữ ở một số quốc gia châu Mỹ tiêu biểu:

Canada: 178 cm – 165cm
Mexico: 170cm – 157cm
Mỹ: 177cm – 163cm
Brazil: 175cm – 162cm
Argentina: 174cm – 161cm
Venezuela: 173cm – 160cm
Columbia: 171cm – 158cm
Bolivia: 168cm – 155cm
Ecuador: 167cm – 155cm

Châu Úc

*
Chiều cao trung bình của người châu Úc là 178cm (nam) và 165cm (nữ)

Chiều cao trung bình của nam giới châu Úc là 178cm và nữ giới là 165cm. Nhìn chung, các quốc gia ở châu Úc không có sự chênh lệch nhiều về chiều cao. Dưới đây là chiều cao trung bình của nam và nữ ở một số quốc gia châu Úc tiêu biểu:

Úc: 179cm – 165cm
New Zealand: 178cm – 165cm
Tonga: 175cm – 166cm
Samoa: 173cm – 163cm
Tuvalu: 171cm – 163cm
Kiribati: 170cm – 161cm
Palau: 170cm – 159cm
Micronesia: 169cm – 159cm
Nauru: 169cm – 158cm

So sánh chiều cao giữa các châu lục

Nhìn chung, chiều cao trung bình của người dân ở mỗi châu lục hiện nay đã có sự thay đổi tích cực so với những thế hệ trước đó. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ khác nhau ở mỗi châu lục.

Có thể thấy, châu Âu là khu vực có chiều cao nổi bật nhất so với các châu lục khác. Khoảng 20 quốc gia top đầu trong BXH chiều cao của các nước thế giới đều thuộc châu Âu. Trong đó, Hà Lan, Montenegro, Estonia lần lượt đánh bại Mỹ và xếp thứ hạng nhất, nhì, ba. Trong khi đó, châu Phi và châu Á có chiều cao trung bình khu vực tương đối.

Sự khác biệt về chiều cao trên thế giới không chỉ cho thấy sự khác biệt về gen, mà còn là sự khác biệt về mức sống.

Chiều cao trung bình của con người là bao nhiêu?

Chiều cao trung bình toàn cầu của nam giới trưởng thành là 171cm. Mức chiều cao này có sự khác biệt ở nhiều quốc gia. Thấp nhất là nam giới Đông Timor với chiều cao 159cm và cao nhất là Hà Lan với 184cm, cách biệt nhau 25cm.

*
Chiều cao trung bình toàn cầu của nam là 171cm và nữ là 159cm.

Phụ nữ thường thấp hơn nam giới 12cm. Chiều cao trung bình toàn cầu của nữ giới trưởng thành là 159cm. Quốc gia có phụ nữ thấp nhất là Guatemala 151cm, cách biệt 19cm so với nước cao nhất – Hà Lan 170cm.

Mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng

Chiều cao và cân nặng có mối quan hệ tương quan. Cả hai được xem là chỉ số thể hiện sự phát triển khỏe mạnh của một người trong suốt thời thơ ấu và thời niên thiếu. Khi một trong hai chỉ số phát triển lệch chuẩn, chỉ số còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Chẳng hạn, cấu tạo khung xương của bạn vốn chỉ nâng đỡ được trọng lượng 55kg. Nếu cân nặng vượt mức này, có thể gọi là thừa cân hoặc béo phì. Điều này tác động mạnh mẽ lên các khớp xương, đè nén sự phát triển. Trong khi đó, chế độ ăn uống vận động của những người thừa cân cũng góp phần không nhỏ vào việc thiếu dinh dưỡng để xương khỏe mạnh.

Mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng còn được thể hiện thông qua chỉ số khối cơ thể. Với công thức là cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao (m). Kết quả dưới 18,5 là thiếu cân; 18,5 – 22,9 là bình thường với người châu Á và người nước ngoài là 18,5 – 24,9; vượt mốc 23 (châu Á) hoặc 25 được xếp vào hàng thừa cân, béo phì.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên đã giúp bạn mở mang thêm kiến thức. Đừng quên theo dõi Làm sao để cao mỗi tuần để cập nhật những kiến thức thú vị và phương pháp tăng chiều cao khoa học nhé.

Trải qua nhiều thế kỷ, khi Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore – những đất nước trước đây có chiều cao trung bình xấp xỉ, thậm chí thấp hơn Việt Nam thì nay đều đã có cú “lội ngược dòng” ngoạn mục về chiều cao thì Việt Nam vẫn đang loay hoay để “cạnh tranh” thứ hạng trong top các quốc gia thấp lùn nhất Châu Á.


Người Việt đang nằm trong top các quốc gia lùn nhất Châu Á

Theo thông báo của Bộ Y tế Việt Nam vào năm 2018, chiều cao trung bình của người Việt hiện nay là 164 cm ở nam, thấp hơn 13cm so với chuẩn của WHO và 153 cm ở nữ thấp hơn 10,7cm so với mức chuẩn mà WHO đưa ra. Theo đó, chiều cao của người Việt Nam thấp thứ 3 tại Châu Á, chỉ nhỉnh hơn Indonesia và Philipines, xếp sau cả Campuchia và Lào.

Một thực tế đáng buồn nữa là trong vòng gần 30 năm, chiều cao của người Việt tăng rất ít, chỉ khoảng 3cm, trung bình 1cm trong 10 năm. Trong khi đó, Nhật Bản có thể cải thiện đến 10cm chiều cao trong vòng 40 năm, con số trung bình là 2,5cm trong 10 năm. Nếu xét theo tỉ lệ này, tốc độ tăng trưởng chiều cao của Nhật Bản đang cao gấp 2,5 lần so với Việt Nam.

*

Việt Nam đang xếp vị trí thứ 3 trong nhóm các quốc gia thấp nhất khu vực

Nguyên nhân khiến chiều cao người Việt “dậm chân tại chỗ”?

Theo số liệu thống kê từ Nytimes thì trước năm 1950, chiều cao của Việt Nam với Nhật Bản như sau:

Việt Nam: Nam: 154cm, Nữ: 151cm

Nhật Bản: Nam: 150cm, Nữ: 149cm

Sau hơn nửa thế kỷ, chiều cao trung bình của Nhật Bản đã vượt lên trên 170cm đối với nam, còn nữ là 158cm. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay, chiều cao trung bình là 164 cm ở nam và 153 cm ở nữ.

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng, chiều cao chỉ phụ thuộc khoảng hơn 20% vào yếu tố di truyền và gần 80% còn lại do chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi quyết định. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt mà người Việt đang áp dụng chính là nguyên nhân khiến chiều cao không thể tăng trưởng tối đa.

Chế độ dinh dưỡng không cân bằng:

Báo cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết khẩu phần ăn của người Việt trong vài chục năm đều theo mô-tip: Nhiều thịt, cá, nhưng ít rau xanh, lại quá nhiều muối. Khẩu phần canxi của người Việt cũng chỉ đạt 500-540 mg/người/ngày, chỉ đáp ứng được khoảng 50% - 60% khẩu phần khuyến nghị của WHO. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chiều cao.

Rất nhiều người Việt Nam, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi đến trường đều rất xem nhẹ vai trò của bữa sáng, thường xuyên bỏ qua hoặc chỉ ăn uống qua loa để kịp giờ đến lớp. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, không ăn sáng cản trở quá trình chuyển hóa, trao đổi chất, cơ thể mệt mỏi, suy giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và sự tăng trưởng chiều cao.

*

Bữa cơm của người Việt chứa nhiều thịt cá, ít rau xanh

Tỉ lệ sử dụng đồ uống có cồn của người Việt đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 3 châu Á, trong số đó có rất nhiều người sử dụng vẫn nằm trong độ tuổi phát triển chiều cao. Rượu bia, café và nước ngọt có ga đều là “kẻ thù” của chiều cao, “bòn rút” Canxi trong cơ thể, làm suy giảm sức khỏe xương khớp và ảnh hưởng xấu đến chiều cao.

Lười vận động:

Khảo sát của Đại học Stanford ở Hoa Kỳ thực hiện tại hơn 100 quốc gia cho biết: Việt Nam nằm trong các nước lười vận động nhất thế giới. Trong khi đó, người Việt lại nằm trong top các quốc gia dẫn đầu về sử dụng internet và mạng xã hội. Giờ ra chơi của các cấp học Việt Nam chỉ khoảng 5 – 10 phút, phần lớn học sinh đều ngồi tại chỗ hoặc chỉ đi vệ sinh thay vì vận động, vui chơi với bạn bè. Mỗi tuần chỉ có khoảng 2 tiết học thể dục với thời lượng tầm 45-60 phút với nhiều bài giảng lý thuyết của giáo viên, học sinh có ít thời gian để thực hành và tập luyện.

Video: Người Việt nằm trong nhóm các quốc gia lười vận động nhất Thế Giới

Thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ:

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển thể chất tốt nhất, trẻ em từ 6-12 tuổi cần ngủ 9-12 tiếng một ngày, trẻ trong độ tuổi mới lớn (từ 13-18 tuổi) cần ngủ 8-10 tiếng một ngày.

Trong khi đó, tại Việt Nam, một khảo sát được công bố trong cuộc thi Nghiên cứu Khoa học dành cho học sinh trung học năm 2017 – 2018, khảo sát trên 7363 học sinh THPT cho thấy có đến 81,8% học sinh ngủ dưới 7 tiếng mỗi ngày, có đến 13,7% học sinh ngủ dưới 5 tiếng. Có tới hơn 50% học sinh đi ngủ sau 23h và thức dậy trước 5h30 sáng. So với khuyến cáo về giấc ngủ mà CDC đưa ra, học sinh Việt Nam đang bị thiếu ngủ trầm trọng, điều này trở thành một trong những lý do khiến chiều cao của người Việt không thể phát triển tối đa. Vì không ngủ trước 23h và ngủ đủ giấc khoảng 8h mỗi ngày, lượng hormone tăng trưởng (Growth Hormone - GH) tiết ra sẽ giảm nhiều và là nguyên nhân gây thấp lùn ở trẻ.

Việt Nam lùn nhưng vẫn còn hi vọng?

Người Việt tuy đang thấp bé nhưng vẫn có rất nhiều hi vọng để cải thiện chiều cao của mình thông qua các biện pháp dưới đây:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học: Bí quyết để người Nhật, Hàn, Đài Loan cải thiện chiều cao của mình một cách “thần tốc” chính là áp dụng chế độ dinh dưỡng của phương Tây, xây dựng các bữa ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất: Đạm, đường bột, béo, vitamin và khoáng chất, uống sữa mỗi ngày và đảm bảo 1 bữa sáng giàu dinh dưỡng. Người Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm này của các quốc gia kể trên để cung cấp đủ dinh dưỡng, giúp chiều cao tăng trưởng thuận lợi.

*

Người Việt Nam lùn nhưng vẫn còn hi vọng

Tích cực vận động: Người Việt trẻ cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc vận động, chơi các môn thể thao có lợi cho chiều cao như: Bơi lội, bóng chuyền, cầu lông, bóng rổ, đạp xe… Việc vận động 1h mỗi ngày sẽ giúp hệ xương khớp dẻo dai, chắc khỏe, giúp hormone tăng trưởng (Growth Hormone - GH) được tiết ra nhiều hơn từ 1.5-3 lần vào ban đêm từ đó giúp trẻ đạt được chiều cao tối đa nhất.

Nghỉ ngơi hợp lý: Học sinh, sinh viên Việt Nam cần sắp xếp lịch học sao cho khoa học và phù hợp nhất, ưu tiên đi ngủ trước 23h và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và tạo điều kiện để chiều cao phát triển tối đa. Bên cạnh đó, nên hạn chế ngủ chung với nhiều người, phòng ngủ cần thoáng đãng, yên tĩnh để giấc ngủ được sâu và ngon hơn.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao uy tín: Đây là bí quyết được người dân tại các quốc gia phát triển trên Thế Giới sử dụng để cải thiện chiều cao. Các sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao uy tín, chất lượng, có chứng nhận xuất xứ rõ ràng, đã được các tổ chức uy tín trên thế giới và quốc tế chứng nhận sẽ cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển chiều cao, đồng thời tăng cường sức khỏe, cải thiện chiều cao thành công.

Nhật Bản là nước ứng dụng thực phẩm chức năng vào thực tiễn đời sống nhằm chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ chiều cao của người dân phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, Mỹ đã thay Nhật đưa thực phẩm chức năng tăng chiều cao bước lên 1 tầm cao mới khi áp dụng tối đa những tiến bộ trong công nghệ và kỹ thuật vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm tăng chiều cao. Các chuyên gia Mỹ đã tính toán hàm lượng các dưỡng chất một cách chi tiết nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể để kích thích chiều cao tăng trưởng tối đa mà không gây ra tác dụng phụ hay bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe.

Xem thêm: Giá Cửa Kính Bản Lề Sàn 1 Cánh Bản Lề Sàn, Cửa Đi 1 Cánh Bản Lề Sàn

Người Việt hoàn toàn có thể thay đổi điều này nếu nghiêm túc hơn trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe và nâng tầm chiều cao. Mỗi sự tăng trưởng chiều cao trên cá nhân đều góp phần rất lớn và sự thay đổi chung của hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.