Bệnh tuyến giáp là tình trạng khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone, gây rối loạn trao đổi chất trong cơ thể và nhiều vấn đề khác. Nhiều người đặt ra câu hỏi người bị bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì để quá trình điều trị bệnh thuận lợi, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Bạn đang xem: Bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì
Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với người mắc bệnh tuyến giáp
Các bệnh lý về tuyến giáp bao gồm nhiều mặt bệnh như cường giáp, suy giáp, nang tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp, u tuyến giáp,…. Mỗi mặt bệnh có những biểu hiện khác nhau và cần phương pháp và thời gian điều trị khác nhau.
Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng tới quá trình điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý không những giúp hạn chế sự rối loạn của hormone tuyến giáp, nâng cao thể trạng, mà còn duy trì và củng cố sức khỏe tuyến giáp rất hiệu quả.
Vậy người bị bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Người bị bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì?
Người bị bệnh tuyến giáp thường gặp các triệu chứng như sụt cân, khó nuốt, chán ăn mệt mỏi, táo bón,… Do đó, người mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp cần kiêng ăn gì là mối quan tâm của nhiều người. Bên cạnh việc tuân thủ các chế độ điều trị, bệnh nhân cũng cần lưu ý những thực phẩm sau trong quá trình ăn uống:
Đậu nành
Với câu hỏi bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì, theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như đậu hũ, nước tương, sữa đậu nành gây cản trở sự xâm nhập của i-ốt vào tuyến giáp khiến cổ phình to.
Chất này làm giảm hấp thu thuốc tuyến giáp từ ruột. Ngoài ra, hàm lượng isoflavone có trong đậu nành cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất hormon của tuyến giáp.
Các loại thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn
Các chất phụ gia, calo và lượng đường, lượng chất béo cao có trong các thực phẩm trên ảnh hưởng hoàn toàn không tốt cho người bị bệnh tuyến giáp. Những ai bị bệnh tuyến giáp hay bất cứ người khỏe mạnh nào cũng nên hạn chế tối đa sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn để bảo vệ sức khỏe.

Các thực phẩm chế biến sẵn tác động không tốt đến tuyến giáp
Nội tạng
Nội tạng động vật không chỉ chứa các vi khuẩn mà còn có các thành phần axit bão hòa và cholesterol gây ra những tác động tiêu cực đến tuyến giáp, thậm chí làm giảm khả năng hấp thụ của thuốc điều trị bệnh. Do đó cách tốt nhất để không làm bệnh nặng hơn là bạn nên tránh các loại nội tạng động vật.
Lúa mạch, lúa mì
Lúa mạch, lúa mì được đánh giá là thực phẩm có chứa hàm lượng gluten cao làm giảm khả năng tiêu hóa và chức năng miễn dịch của cơ thể. Do đó mà các loại thực phẩm này được khuyến cao kiêng sử dụng với các bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp.
Thực phẩm giàu xơ
Ăn đủ chất xơ là tốt cho cơ thể, nhưng việc ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị suy giáp. Lượng chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, các loại đậu vượt quá mức sẽ cản trở sự hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp cần phải lưu ý tránh các loại rau xanh thuộc họ cải như cải bắp, cải bẹ, súp lơ xanh, hoa lơ,… vì có chứa enzyme goitrogen làm cản trở quá trình sản xuất hormon của tuyến giáp. Cùng với đó, bạn nên hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích để đảm bảo quá trình điều trị được hiệu quả.
Người bị bệnh tuyến giáp nên ăn gì?
Bên cạnh việc hạn chế các loại thực phẩm gây hại, người bệnh cần tìm hiểu để biết các thực phẩm nên bổ sung để hỗ trợ quá trình điều trị nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Thực phẩm giàu i-ốt
Bổ sung i-ốt vào khẩu phần ăn giúp hỗ trợ giảm nguy cơ bị u tuyến giáp, hạn chế sự phát triển của khối u và giúp hoạt động sản xuất hormon của tuyến giáp hiệu quả hơn. Các thực phẩm giàu iốt như muối tinh, rong biển, sữa, trứng,… là những thực phẩm mà người bị u tuyến giáp lành tính nên bổ sung vào khẩu phần ăn. Tuy nhiên, đối với những người bị cường giáp hoặc đang điều trị bằng phương pháp iốt phóng xạ, việc bổ sung iốt phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các loại trái cây tươi
Đây là nguồn cung cấp vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ vitamin này sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật. Do đó, người bị u tuyến giáp lành tính nên bổ sung trái cây tươi vào khẩu phần ăn mỗi ngày.

Trái cây tươi giúp tăng hệ miễn dịch cho cơ thể
Các loại hạt
Protein thực vật, magie, kẽm, đồng và các vitamin có trong đa số các loại hạt có thể giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn. Hạt điều, hạt bí, hạnh nhân,.. là những loại hạt điển hình mà bệnh nhân u tuyến giáp lành tính nên bổ sung vào chế độ ăn.
Người bị bệnh tuyến giáp có được uống sữa không?
Bên cạnh băn khoăn về việc bị bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì, nhiều bệnh nhân thắc mắc về vấn đề sử sụng sữa uống trong quá trình điều trị.
Sữa là nguồn cung cấp chất đạm và canxi tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, theo Th
S. BS Đào Đức Phong – Nguyên phó trưởng khoa Nội tiết Bạch Mai – Trưởng khoa Nội tiết BVĐK Hồng Ngọc, bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp cần hạn chế lượng sữa uống và chọn loại sữa thích hợp. Bởi sữa có chứa i-ốt, nếu uống quá nhiều sữa, người bệnh có thể dễ dàng vượt quá lượng i-ốt được khuyến nghị cho người bị bệnh tuyến giáp.

Bệnh nhân nên thực hiện đi khám tuyến giáp định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh
Đặc biệt, bệnh nhân không nên uống sữa đậu nành bởi các nguy cơ từ đậu nành đến sức khỏe như đã kể đến ở trên.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.
Trang chủ Tin tức Tin tức y khoa CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH TUYẾN GIÁP, NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?Bệnh tuyến giáp không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị, chế độ ăn uống hợp lý cho người có bệnh tuyến giáp cũng rất quan trọng.
Vậy chế độ ăn của người bệnh tuyến giáp như thế nào là hợp lý, nên ăn gì và kiêng gì?
Người bệnh tuyến giáp nên ăn gì?
– Rau lá xanh:Lời khuyên của các bác sĩ và chuyên gia đối với bênh nhân tuyến giáp nên ăn nhiều rau lá xanh như: rau diếp, rau bina…. các loại rau lá xanh đây là những nguồn thực phẩm chứa nhiều magie cùng các khoáng chất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, nhất là các hoạt động của tuyến giáp.
– Sử dụng thực phẩm có chứa nhiều i-ốt:Theo các chuyên gia i-ốt rất cần cho tuyến giáp. I-ốt có tác dụng giúp cân bằng hormone tuyến giáp và làm giảm sự hình thành u tuyến giáp. Vì vậy đối với người bệnh tuyến giáp nên bổ sung i-ốt trong các bữa ăn hàng ngày, bao gồm: muối, các loại tảo, rong biển, hải sản.
Đối với bệnh nhân đang điều trị bằng phương pháp i-ốt phóng xạ thì việc bổ sung lượng i-ốt phải theo chỉ định của bác sĩ hoặc bổ sung cho cơ thể với lượng i ốt vừa phải.

– Các loại hải sản:Các loại hải sản như cá, tôm, cua,… có chứa nhiều khoáng chất như kẽm, iốt, omega-3, vitamin A, B và selen rất tốt cho bệnh nhân tuyến giáp. Các loại cá có vị béo và chứa nhiều dầu như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu,…
Để tốt cho tuyến giáp, người bệnh nên ăn 2-3 bữa cá một tuần, ưu tiên ăn các loại cá được đánh bắt tự nhiên.
– Một số loại hạt khác:Một số loại hạt như: hạt bí, hạt điều, hạnh nhân đều là những nguồn thực phẩm giàu magie, rất tốt cho tuyến giáp, giúp cung cấp cho cơ thể protein thực vật, đồng, kẽm, vitamin E và B giúp tuyến giáp hoạt động tốt.
Người bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì?
– Thực phẩm chế biến sẵn:Đối với người bệnh tuyến giáp tuyệt đối cần tránh ăn những thực phẩm được chế biến sẵn, do trong những thực phẩm này thường chứa đậu tương, chất phụ gia, calo rỗng… đây đều là những chất không tốt cho tuyến giáp.
– Không sử dụng các thực phẩm từ đậu nành:Người bệnh tuyến giáp kiêng ăn hoặc sử dụng lượng vừa phải các sản phẩm được chế biến từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ, …) do trong các sản phẩm được chế biến từ đậu này có chứa chất isoflavone gây cản trở quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
– Không sử dụng nội tạng động vật:Trong nội tạng động vật có chứa nhiều axit lipoic ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Vì vậy đối với người bệnh tuyến giáp nếu dung nạp nội tạng động vật sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tuyến giáp khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Ngoài ra nếu đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh về tuyến giáp thì axit lipoic sẽ làm cho thuốc mất tác dụng gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh tuyến giáp.

– Tránh ăn nhiều chất xơ và đường:Người bệnh tuyến giáp tránh ăn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ do chất xơ làm cản trở sự hấp thụ thuốc, gây cản trở cho việc điều trị bệnh. Tuy vậy chất xơ cần thiết không thể thiếu cho quá trình tiêu hóa vì thế người bệnh cũng không cần loại bỏ hoàn toàn mà sử dụng với 1 lượng vừa phải là được.
Tương tự, đường và các chất tạo ngọt cũng vậy. Ở người bệnh tuyến giáp thường bị suy giảm chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng, gây tăng cân và ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
– Bia rượu và chất kích thích:Bệnh nhân tuyến giáp tuyệt đối không được sử dụng bia rượu, đồ uống có ga hoặc chất kích thích, do những chất này gây rối loạn sự hoạt động của tuyến và gây kích thích hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của tuyến giáp, ảnh hưởng đến quá trình điều trị tuyến giáp.
Xem thêm: Truyện Thư Ký Kim Sao Thế Tập 2, Truyện Thư Ký Kim Sao Thế
– Các loại rau họ cải:Người bệnh tuyến giáp cần hạn chế hoặc tránh không ăn các loại rau họ cải: cải bắp, cải bẹ, cải thìa….. Bởi rau họ cải có chứa chất làm hạn chế sự hấp thụ của tuyến giáp, đặc biệt là khi ăn sống. Đối với những người thích ăn các loại rau cải, các bạn nên nấu chín để ăn đồng thời giúp loại bỏ những chất gây hại cho tuyến giáp.

???
CƠ HỘI CÓ 1-0-2KHÁM MIỄN PHÍ BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP – TRỰC TIẾP THĂM KHÁM CÙNG CHUYÊN GIA UNG THƯ TUYẾN GIÁP
➤Mục đích: Phát hiện sớm bệnh lý tuyến giáp và tầm soát ung thư tuyến giáp➤Thời gian: Sáng thứ 4 hàng tuần tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát➤Áp dụng: Tất cả các đối tượng khách hàng